14/09/2022 2:40 PM
Sở hữu nhiều ưu điểm về độ bền, đẹp, khả năng chống cháy, chống nóng tốt, có trọng lượng nhẹ giúp giảm áp lực lên hệ thống khung, dầm nên trần nhựa ngày càng được ưa chuộng, thay thế các loại vật liệu khác.

Trần nhựa là gì?

Trần nhựa hay trần nhựa PVC là loại vật liệu nhẹ, bền được sử dụng làm tấm ốp tường, ốp trần, vách ngăn,… Thành phần cấu tạo chính của các tấm trần nhựa là bột nhựa PVC hoặc các hạt nhựa PE nguyên sinh, cùng các phụ gia tạo độ dai và tăng khả năng chống cháy.

- Lớp cốt: Được cấu tạo từ thành phần bột đá và bột nhựa nguyên sinh.

- Lớp màng keo: Tăng độ kết dính của màng film và lớp cốt nhựa, chịu được nhiệt độ từ -10 độ C – 45 độ C.

- Lớp màng film: Thiết kế hiện đại theo xu hướng được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Độ dày màng film là 0,5 micro.

- Lớp phủ UV: Tăng độ rõ nét của màng vân, chống xước, chống bám bụi, tạo độ bóng giúp dễ dàng vệ sinh.

Ưu và nhược điểm trần nhựa

Ưu điểm của trần nhựa

- Khả năng chống nóng tối ưu, có thể ngăn được khoảng 95% - 97% bức xạ nhiệt ở ngoài trời, từ đó hạn chế và ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt.

- Khả năng cách âm, chống ồn khá tốt, có tính chịu nước và chống cháy cao.

- Không bị ẩm mốc hay mối mọt, tuổi thọ cao.

- Dễ dàng vệ sinh khi bám bẩn.

- Trọng lượng của trần nhựa nhẹ hơn so với các vật liệu khác. Quá trình vận chuyển, thi công dễ dàng và nhanh chóng.

- Mẫu mã các loại trần nhựa khá đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, giúp người dùng có nhiều lựa chọn.

- Giá thành hợp lý, phù hợp điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.

Nhược điểm của trần nhựa

Bên cạnh những ưu điểm trên, trần nhựa có một số nhược điểm khác như sau:

- Mẫu mã và thiết kế tuy phong phú nhưng xét về thẩm mỹ, thì kém sang hơn các loại vật liệu khác. Khi sử dụng trần nhựa, bạn không thể phối được các màu sắc theo mong muốn, thay vào đó chỉ có thể chọ được những màu nhựa có sẵn.

- Sau một thời gian sử dụng, trần có thể bị bám bụi bẩn gây mất thẩm mỹ.

Tiêu chí đánh giá trần nhựa tốt

- Dựa vào chất liệu nhựa: Đây là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng tấm ván trần. Một tấm ván nhựa tốt phải được làm từ nhựa nguyên sinh chưa qua tái chế, an toàn cho sức khỏe. Cách xác định ván nhựa tốt dựa vào chất liệu, so sánh trọng lượng với nhau. Tấm nhựa có trọng lượng nặng hơn được pha thêm các chất giúp tăng độ đặc, độ cứng.

- Độ dày tấm ốp: Độ bền của ván nhựa tỷ lệ thuận với độ dày, ván càng dày thì độ bền càng cao. Gia chủ nên chọn các loại ván có độ dày từ 4mm trở lên. Như vậy, mới đảm bảo tấm ốp không quá mềm, dễ biến dạng khi sử dụng.

- Giá thành sản phẩm: Sản phẩm chất lượng tốt sẽ không có giá rẻ. Giá tiền đi liền với chất lượng, tránh bỏ tiền ra không xứng đáng với những giá trị nhận lại.

- Chế độ bảo hành: Sản phẩm có thời gian bảo hành dài thì chất lượng tốt, nên chọn những thững tấm nhựa ốp trần có thời gian bảo hành 10 – 15 năm.

Các loại trần nhựa phổ biến hiện nay

Dựa theo chất liệu, thì trần nhựa được chia thành:

- Trần nhựa thông thường còn gọi là trần không xốp: sản xuất theo công nghệ của Đài Loan, này có khả năng chịu nước, chịu nhiệt, không cong vênh, tuổi thọ cao, giá thành rẻ,… Không có khả năng chống nóng, cách nhiệt, cách âm.

- Trần nhựa cách nhiệt có một lớp xốp cách nhiệt ở phía trên, khả năng cách nhiệt, chống nóng, giá thành tăng theo độ dày của xốp.

Dựa theo kiểu dáng, có các loại trần nhựa phổ biến sau:

- Trần nhựa giả gỗ: Đây là loại trần nhựa có hoa văn như vân gỗ khiến ngôi nhà trở nên sang trọng hơn. Độ bền của loại trần này rất cao, khả năng chống nước và chống mối mọt, côn trùng tốt. Thời gian lắp đặt loại trần này cũng rất nhanh và không tạo ra những tiếng ồn khó chịu.

- Tấm trần nhựa: Loại này không có họa tiết, chỉ có màu đơn sắc như màu trắng, xanh, hồng,... với khả năng chống cháy tốt, dễ vệ sinh. Tấm trần nhựa có trọng lượng nhẹ, dễ thi công, không tạo áp lực lên tường, dầm chịu lực,...

- Tấm nhựa PVC vân đá: Được phủ thêm một lớp vân đá tăng tính thẩm mỹ, giúp không gian sang trọng hơn. Loại này có độ bóng, khả năng chống xước cao.

Hiện trên thị trường có khá nhiều thương hiệu sản xuất trần nhựa cho người dùng lựa chọn. Bên cạnh các thương hiệu trần nhựa được nhập khẩu từ các nước như Đức, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản còn có các thương hiệu trần nhựa nội địa được gia công dựa trên công nghệ từ nước ngoài hay liên doanh như Plasker, Anpro, trần nhựa Đài Loan, Đông Á, Vĩnh Tường, ECOVINA…

Cách thi công trần nhựa đúng cách

Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt trần nhựa và độ cao trần

Để lắp ghép trần vào vị trí chính xác, bạn cần tính toán chính xác chiều cao của không gian để xác định vị trí đặt trần sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Với những ngôi nhà sử dụng mái tôn hoặc mái Fibro ximăng, khoảng cách phù hợp giữa đỉnh mái và trần nhựa là từ 1,5m trở lên bởi những loại mái này có khả năng hấp nhiệt cao. Khoảng cách 1.5m trở lên giúp tăng cường tính năng chống nóng của trần.

Với mái bê tông, khoảng cách từ mái đến lớp trần tối thiểu là 0.5m.

Bước 2: Lắp khung xương trần nhựa

Sau khi đã xác định được khoảng cách lắp đặt, ta sẽ lắp khung xương phào, cố định khung này vào 4 bức tường bằng đinh vít. Khung xương này sẽ là nơi đỡ các tấm trần và giữ vị trí của chúng trên trần nhà.

Giữa các thanh xương cần duy trì khoảng cách từ 80cm đến 100cm tùy vào diện tích không gian thi công. Với nhà mái tôn hoặc mái Fibro, có thể dùng các dây thép với độ dày phù hợp với kích cỡ khổ trần để treo các khung trần lên xà gồ mái. Đối với mái bê tông, ta sẽ treo Fat 2 lỗ lên mặt trần.

Bước 3: Cố định tấm trần nhựa

Sau khi đã cố định được khung xương, ta sẽ tiến hành ghép các tấm trần nhựa lên khung xương. Do các tấm trần được sản xuất theo dạng hình chữ nhật với khổ trần có sẵn nên bạn cần đo chiều rộng mặt bằng và mua các tấm trần có chiều dài phù hợp.

Độ dài các tấm trần rất đa dạng để bạn có thể dễ dàng lựa chọn, từ 1,5m, 1,8m… đến 4m, 4,2m. Khi ghép các tấm trần, cần chú ý sao cho các hèm khóa phải ăn khớp với nhau thì bề mặt trần mới chắc chắn và không bị bung, rơi.

Mẫu trần nhựa đẹp được nhiều người ưa chuộng

Trần nhựa phòng khách dạng sóng

Mẫu này được ốp trần phòng khách giúp tạo điểm nhấn. Ngoài trần nhà, kiểu ốp này còn được ứng dụng nhiều khu vực khác để tạo sự khác biệt như tường nhà, kệ tivi phòng khách,... Tùy kích thước và số lượng sóng mỗi tấm ốp, trần nhựa dạng này có giá tham khảo từ 390.000 đ/m2

Trần nhựa phẳng

Mẫu trần nhựa phẳng vân gỗ kết hợp với hệ thống đèn ánh sáng tạo nét ấm cúng cho không gian sống. Loại này có giá tham khảo từ 320.000 đồng/m2.

Trần nhựa giả đá có tính thẩm mỹ rất cao, thiết kế giống hệt những loại đá thật trong tự nhiên, mang vẻ đẹp sang trọng và nổi bật. Vì thế nó sẽ giúp không gian nhà bạn trở nên tươi sáng, sang trọng và ấm áp hơn.

Trần nhựa thả 60x60

Loại này được khá nhiều người lựa chọn với nhiều mẫu thiết kế, họa tiết cho khách hàng lựa chọn. Tùy vào tổng diện tích ốp trần, giá tham khảo của loại trần nhựa thả 60x60 có giá từ 180.000 đ/m2.

Trần nhựa 3D

Các mẫu trần nhựa 3D kết hợp với ánh sáng tạo vẻ đẹp độc đáo, thu hút cho không gian sống. Tấm trần nhựa 3D có rất nhiều chủng loại và mẫu mã với mức giá tương đối rẻ so với các loại vật liệu trang trí khác. Mức giá tham khảo của loại này từ 40.000 đ/tấm.

  • Trần nhựa giả gỗ giúp nhà thêm sang trọng

    Trần nhựa giả gỗ giúp nhà thêm sang trọng

    CafeLand – Với chi phí không quá cao cùng nhiều ưu điểm nổi bật, trần nhựa giả gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, sang trọng cho không gian đang được nhiều khách hàng lựa chọn để trang trí trần nhà.

Phương Vũ (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.