Tòa nhà The Cube rộng 243m2, sẽ cung cấp một phòng thí nghiệm và không gian tổ chức sự kiện trong khuôn viên Đại học Công nghệ, công trình được xây dựng để thử nghiệm vật liệu bê tông carbon mới. Bê tông carbon là một dạng bê tông được gia cố bằng sợi carbon thay thép.
Đặc điểm nổi bật của The Cube là mặt ngoài mảnh, xoắn, vừa gợi liên tưởng đến sợi carbon, đồng thời chứng minh tính chất của vật liệu mới - nhẹ và chắc chắn hơn bêtông truyền thống. Công trình sử dụng bêtông carbon để làm trần nhà và tường nối tiếp liền mạch. Trần nhà có một khe hẹp nằm chéo, cung cấp ánh sáng tự nhiên.
Giáo sư Manfred Curbach và Viện Xây dựng Chất rắn của ông tại Đại học Công nghệ Dresden, hợp tác với nhóm nhà thiết kế, kiến trúc sư, chuyên gia về hiệu suất vật liệu, nhà dựng ảnh và nhà chế tạo mô hình tại Henn để phát triển The Cube. Công trình được xây dựng theo dự án do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức tài trợ, là một thử nghiệm thành công trong lĩnh vực khoa học vật liệu và kiến trúc đổi mới.
Theo ông Giovanni Betti, người đứng đầu bộ phận phát triển bền vững của Henn, đường nét mảnh mai của mặt tiền Cube có thể thực hiện được nhờ sử dụng cốt sợi carbon, loại vật liệu chống gỉ. Cũng chính vì thế, nó không cần phải phủ nhiều bê tông. Thiết kế tường và trần nhà, theo đó cũng không là các thành phần riêng biệt, mà kết hợp với nhau thành từng mảng.
Sợi carbon nhẹ bằng 1/4 và cứng gấp khoảng 6 lần thép, cũng không bị ăn mòn. Điều này đồng nghĩa phần cốt sợi carbon không cần nhiều bêtông bao bọc để bảo vệ khỏi nước. Một khối bêtông carbon cùng kích thước có thể chịu tải trọng lớn hơn", Giovanni Betti cho biết.
"Các thành phần và cấu trúc của công trình có thể được thiết kế mỏng hơn, với mức tiết kiệm vật liệu từ 50% trở lên. Điều này có thể giúp giảm lượng khí thải CO2 và mức tiêu thụ các tài nguyên quý giá như nước hay cát", Betti bổ sung.
Công nhân phun bê tông lên các tấm sợi carbon bao phủ bên ngoài tòa nhà
Cube cũng tận dụng một đặc tính khác của sợi carbon: tính dẫn điện. Theo đó, các bức tường bê tông của tòa nhà được trang bị các miếng đệm cách nhiệt, các bộ phận làm nóng và bề mặt cảm ứng tương tác.
Được biết, dự án Cube được công bố năm 2021 và được phát triển như một phần của chương trình nghiên cứu Carbon Concrete Composite (CCC) - một dự án nghiên cứu do chính phủ tài trợ và là dự án lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng của Đức hiện tại.
Bê tông carbon được phát triển tại TU Dresden và sẽ tiếp tục với một số trường đại học khác trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, với một thiết kế tương đương, bê tông carbon có khả năng gây nóng lên toàn cầu (GWP) thấp hơn khoảng 30% so với xây dựng thông thường.
-
Ngắm nhà in 3D từ vật liệu sinh học đầu tiên trên thế giới
BioHome3D là ngôi nhà in 3D đầu tiên trên thế giới xây hoàn toàn bằng vật liệu sinh học do Trung tâm Vật liệu tổng hợp và Cấu trúc Tiên tiến (ASCC) của Đại học Maine xây dựng tại Orono, bang Maine, Mỹ.
-
Bê tông carbon thấp, giá rẻ sẽ là tương lai của ngành xây dựng
Bê tông trung tính carbon được phát triển bởi Công ty Seratech của Anh có thể tiết kiệm đến 40% lượng xi măng, qua đó giảm giá thành sản xuất mà không làm ảnh hưởng tới lượng sản phẩm.
-
Top 10 tòa tháp cao nhất Việt Nam hiện nay
Thông tin tòa tháp cao nhất Việt Nam với tên gọi Phương Trạch Tower sẽ được khởi công xây dựng vào ngày 10/11 tại Hà Nội được nhiều người quan tâm trong những ngày qua.
-
So độ “khủng” của tòa tháp cao nhất Việt Nam sắp khởi công với thế giới
Với chiều cao 108 tầng, tòa tháp thuộc Dự án xây dựng Thành phố thông minh tại Đông Anh do Liên danh Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) làm chủ đầu tư sẽ có mặt trong top 10 tòa tháp cao nhất thế giới....
-
Ngôi nhà khoác áo bằng ngói đỏ có mặt trăng xuất hiện trên mái tại Lâm Đồng
Ngôi nhà ngói có diện tích 252m2 là một thiết kế khác lạ với vật liệu chính là ngói bao phủ bên ngoài nhưng bên trong dễ chịu, mát mẻ quanh năm tọa lạc tại mặt tiền đường Duy Tân, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng....