Giảm chi tiết và hài hòa với cảnh quan là điều cần làm khi xử lý mặt ngoài - Ảnh minh họa.
Bạn không nên xem nhẹ hình thức bên ngoài, chỉ làm sơ sài rồi sau này chắp vá thêm, vừa thiếu an toàn vừa mất thẩm mỹ. Tránh làm mặt ngoài nhà theo lối “đồ giả”, tức là chỉ có vỏ bọc mặt ngoài, bên trong không gian sử dụng không tương ứng, thiếu thuận tiện, ấy là phạm phải vấn đề hình thức và nội dung không tương đồng nhau.
Đối với nhà phố thì mặt tiền khó thay đổi, chỉ có thể bố trí phù hợp để cân bằng sự hài hòa ví dụ như màu sơn theo phong thủy hướng nhà, bố trí các mảng lồi lõm âm dương hài hòa.
Một số người làm nhà nhiều tầng theo kiểu xếp chồng các lầu lên nhau. Điều này không hẳn là sai hay xấu nhưng không đạt được dẫn dắt trên - dưới về hình thể và trường khí. Theo quy luật, càng lên cao, tính dương càng tăng, tính âm giảm (ánh nắng và gió nhiều hơn) nên cần bổ sung âm dương cho hài hòa.
Giảm chi tiết và hài hòa với cảnh quan là điều cần làm khi xử lý mặt ngoài. Trong thực tế, nếu làm ban công giống nhau từ dưới lên trên thì hầu như rất ít hiệu quả sử dụng, vì không phải ở tầng lầu nào, phòng phía trước có ban công cũng có những chức năng tương tự.
Việc bố trí các mảng lồi hay lõm, cong hay thẳng, vuông hay tròn… của mặt ngoài nhà cũng liên quan đến yếu tố hài hòa âm dương, không nên thiên lệch. Quá thuần dương sẽ gây cảm giác bít bùng nặng nề, tù hãm nội khí. Ngược lại, quá thuần âm thì sự trống trải xuyên thấu từ ngoài vào trong sẽ gây tán khí, cảm giác bất an, không che chắn được trước các tác động bên ngoài.
Vì vậy, tùy theo hướng khí hậu, hướng giao tiếp và hướng mệnh trạch của chủ nhà mà bố trí thành phần nào là chủ đạo, trên cơ sở đó sẽ bổ sung các yếu tố tương đồng và tương phản để xác định chính phụ, làm nên nét hài hòa.
Dáng vẻ ngoại thất của ngôi nhà còn phụ thuộc vào cảnh quan xung quanh. Nguyên tắc phong thủy là ngôi nhà tránh lấn áp ngoại cảnh, phải tương đồng với ngoại cảnh và giữa được tính Khiêm. Phong thủy xưa gọi trường hợp cùng dãy phố mà có nhà nhô ra là “cô nhạn xuất đầu” hoặc nhà thụt vào đột ngột là “thác nha” đều là những hình thế không tốt.
-
Trong nhà nên bố trí thêm cây và nước
Theo quan niệm của phong thủy, có thể dùng cây xanh (Mộc pháp), mặt nước (Thủy pháp) để giúp dương trạch được hài hòa. Vì vậy, không gian sống, dù rộng hay hẹp, nếu được bố trí thêm cây xanh, mặt nước thì mọi góc độ sinh hoạt - vật chất đến tâm linh đều thanh thoát, sinh động và dễ chịu hơn.
-
Cách xua khí xấu cho nhà để trống lâu ngày
Với ngôi nhà mới hay nhà để trống đã lâu, trước khi thuê hay mua và sử dụng, việc xua đi khí xấu, tận dụng khí tốt cho gia chủ là điều vô cùng quan trọng. Do đó, trước khi dọn đến đó ở, người sử dụng cần phải cải tạo căn nhà để không ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.
-
Lưu ý bố trí cửa khi xây dựng nhà ống
Khi xây dựng nhà cửa, ai cũng mong ngôi nhà mang lại may mắn, thịnh vượng cho tất cả thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nhà phố đóng khung theo dạng hình ống, nếu không chú ý bố trí hệ thống cửa (khí khẩu) cho hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà, thiếu ánh sáng và thông gió kém.
-
Hình dáng nhà ở theo phong thủy
Khi xây dựng một ngôi nhà nếu bạn quan tâm đến nhiều yếu tố như kiến trúc, trang trí, phong thuỷ… sẽ giúp bạn có cuộc sống yên ổn và làm ăn thuận lợi hơn. Nó được coi như một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống hạnh phúc và công việc có “thuận buồm xuôi gió” hay không của cả gia đình.
-
Chọn màu sơn nhà hợp phong thủy
Có nhiều nguyên tắc để lựa chọn màu sắc cho nhà ở thuận theo phong thủy, ví dụ phối màu theo mệnh gia chủ, theo hướng nhà hoặc theo nguyên lý Ngũ hành tương sinh, tương khắc.