Cấu tạo vòi nước rửa chén
Vòi nước rửa chén hiện nay có rất nhiều thương hiệu, kiểu dáng, mẫu mã,… nên bạn có thể lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với không gian bếp nhà mình, nhưng cấu tạo của vòi nước rửa chén đều có cấu tạo chung gồm 2 phần chính.
Phần vỏ vòi rửa chén gồm: thân vòi được thiết kế gắn với chậu rửa hoặc được lắp vào tường, đầu vòi cùng với màng lọc.
Phần ruột vòi rửa chén gồm: toàn bộ lõi của vòi nước nóng lạnh, phần ruột sẽ có chức năng phân cấp nguồn nước nóng và lạnh khi người dùng có nhu cầu sử dụng.
Cách tháo vòi nước rửa chén
Chuẩn bị các dụng cụ để tháo vòi nước chậu rửa chén gồm có cờ lê, tua vít, miếng đệm cao su, dao lưỡi mỏng, giẻ lau để thấm nước, băng tan, keo dán ống, bộ vòi nước thay thế mới,…
Bước 1: Khóa nguồn nước và van thoát nước gần nhất. Sau đó mở vòi nước ra để xả hết áp suất của nước còn lại trong đường ống.
Bước 2: Sử dụng cờ lê hoặc mỏ lết để tháo các ốc nối giữa vòi nước và ống dây cấp. Bạn cần kiểm tra đường ống dây có bị hư hỏng làm nước bị rò rỉ ra ngoài, khi bị hỏng thì nên thay đường ống mới để đảm bảo.
Bước 3: Sau khi tháo xong đường cung cấp nối các dây ống tới vòi nước thì bạn cần thay vòi nước mới. Dùng mỏ lết để tháo các đai ốc gắn giữ vòi nước với chậu rửa chén ở vị trí dưới của vòi nước. Khi đã tháo ốc xong lúc này bạn có thể nhấc rời toàn bộ vòi nước bị hỏng ra khỏi chậu rửa chén một cách dễ dàng.
Bước 4: cần vệ sinh sạch vị trí kết nối giữa vòi rửa với chậu rửa và tiến hành tháo vòi nước cũ ra khỏi chậu.
Bước 5: Quần một lớp băng keo cao su non vào ống nước hoặc quấn 1 ít silicon quanh viền tấm để nước không bị rò ra ngoài. Lắp tấm đế của vòi nước vào đúng vị trí lỗ lắp trên chậu.
Chú ý: khi mua vòi nước mới, bạn cần kiểm tra kỹ các thông số kích cỡ của vòi để phù hợp với lỗ tiếp điểm trên chậu rửa chén, giúp khi lắp sẽ dễ dàng hơn.
Bước 6: xuyên ống nước và vòi nước qua lỗ trên mặt chậu xuống phía dưới, dùng cờ lê vặn chặt đai ốc để giữ đường ống nước và ốc giữ tấm đế vòi nước.
Bước 7: Nối các đường ống nước từ vị trí dây dẫn ống trên vòi nước tới các đường nước cấp nước nóng lạnh vào vòi nước, đảm bảo các mối nối được khớp với nhau.
Bước 8: mở van và xả nước để kiểm tra các mối lắp có bị rò rỉ hay không. Nếu có thì khóa van lại, xiết thêm một lực mạnh cho ốc chặt hơn hoặc quần thêm một lớp băng keo hay lớp silicon mỏng bên ngoài.
Bước 9: Mở van và xả nước kiểm tra một lần nữa để đảm bảo tất cả các điểm nối không còn bị rò rỉ nước.
Các lỗi thường gặp ở vòi nước chậu rửa chén
Hoen gỉ: Với những vòi nước bằng sắt, thép sử dụng lâu ngày trong điều kiện môi trường ẩm ướt sẽ gây ra hiện tượng hoen gỉ, khó làm sạch ảnh hưởng đến nguồn nước.
Bị gãy chân vòi, lỏng ốc: khi bị tác động ngoại lực lên vòi nước rửa chén bị gãy chân, lỏng ốc cố định dẫn đến tình trạng rò rỉ nước.
Van khóa vòi nước bị hỏng: khóa van vòi khi sử dụng được một thời gian sẽ bị mòn răng và không còn khả năng giữ nước. Làm cho nước từ vòi sẽ bị chảy ra liên tục ngay cả khi bạn đã khóa vòi.
Một số lưu ý khi sử dụng vòi nước chậu rửa chén luôn được bền đẹp
Để vòi nước chậu rửa chén luôn được sáng bóng, bền đẹp trong thời gian dài người dùng cần chú ý.
Khi sử dụng vòi nước không được xoay tròn hoặc bẻ cong vòi quá nhiều lần mà chỉ được quay ngang, sang trái, sang phải trong khâu lỗ thiết kế.
Nên để vòi nước chậu rửa chén cố định ở một vị trí phù hợp với tư thế của người dùng. Khi di chuyển quá nhiều làm cho vòi rửa bị gãy hoặc rò rỉ nước.
Khi thấy nước chảy yếu thì cần kiểm tra hệ thống cấp nước, van nước, lưới lọc và đầu vòi để khắc phục kịp thời.
Cần vệ sinh vòi nước chậu rửa chén thường xuyên bằng nước sạch, lau bằng khăn mềm, không nên sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh sẽ làm hư hỏng vòi rửa.
-
Kích thước bồn rửa chén phổ biến trên thị trường hiện nay
Bạn đang cần mua bồn rửa chén nhưng không biết kích thước như thế nào cho phù hợp với công trình nhà mình. Với mỗi loại chậu rửa chén khác nhau sẽ các thông số kỹ thuật khác nhau. Bài viết này chia sẻ cho bạn biết kích thước các loại bồn rửa chén hiện nay trên thị trường.
-
Lựa chọn sàn bếp giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho không gian sống
Mỗi loại vật liệu sàn bếp đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và phong cách của từng gia đình. Khi lựa chọn, cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như độ bền, thẩm mỹ, chi phí và khả năng chống nước để đảm bảo sàn bếp không chỉ đẹp m...
-
Lựa chọn ốp tường nhà bếp tạo điểm nhấn cho không gian sống
Ốp tường nhà bếp hay Backsplash là một tấm ốp mỏng bao phủ phần vách tường giữa mặt bàn và hệ tủ bếp. Chức năng chính của chúng là dùng để bảo vệ mảng tường khỏi các tác động bên ngoài, giúp tăng tuổi thọ và độ bền của ngôi nhà. Các vật liệu ốp tường...
-
Sử dụng giấy dán tường làm mới không gian bếp
Sử dụng giấy dán tường trong nhà bếp không chỉ tạo nên một phong cách đầy cá tính mà còn làm cho mọi thứ trong không gian trở nên tươi sáng bằng cách thêm một số màu sắc và hoa văn mới mẻ.