Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú chủ trì Hội nghị.
Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh từ hôm qua (ngày 24/04/2023), ngành Ngân hàng bắt đầu triển khai Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Hai Thông tư nhằm tháo gỡ và mở rộng dư địa cho hoạt động tín dụng.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đặt ra yêu cầu giảm lãi suất cho vay đối với toàn ngành ngân hàng và đề nghị một số ngân hàng giải trình về việc lãi suất cho vay vẫn còn ở mức cao.
Theo Phó Thống đốc, trong bối cảnh NHNN liên tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hiện vẫn còn nhiều ngân hàng đưa ra lãi suất cho vay rất cao, lên 14%.
Không chỉ việc không hạ lãi suất cho vay về mặt bằng chung, Phó Thống đốc còn thấy khó hiểu khi một số ngân hàng huy động thấp mà lại cho vay cao. Có nơi đã giảm lãi suất huy động bình quân từ đầu năm nhưng lại tăng lãi suất cho vay. Theo đó, Phó Thống đốc yêu cầu lãnh đạo một số ngân hàng giải thích về tình trạng chênh lệch lớn giữa lãi suất cho vay và huy động.
Lãnh đạo một ngân hàng đang yết lãi suất cho vay cao giải thích nguồn tiền huy động chủ yếu từ dân cư, kỳ hạn dài nên mặt bằng đầu vào cao. Lãi suất đầu ra phải cao để đảm bảo hoạt động. Tuy nhiên, Ohó thống đốc cho rằng thông tin giải trình trên vẫn chưa lý giải được vì sao mức lãi suất cho vay cao hơn mặt bằng chung.
Phó thống đốc Đào Minh Tú đã yêu cầu cơ quan thanh tra NHNN phải để mắt với những ngân hàng thế này. Cụ thể, với trường hợp của ngân hàng trên, ông Tú ra thời hạn một tuần yêu cầu Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh nơi ngân hàng đặt trụ sở báo cáo về thực trạng và lý do lãi suất cao trội lên so với mặt bằng chung.
Tại Hội nghị, Phó thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, đến 20/4/2023, tăng trưởng tín dụng đạt trên 12,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2022, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Tín dụng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (6,46%), ngoài nguyên nhân từ phía cầu tín dụng thấp và thận trọng trong cấp tín dụng của các ngân hàng như đã nêu ở trên, còn có nguyên nhân do thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn (chủ yếu liên quan đến vấn đề pháp lý của các dự án) dẫn tới tín dụng bất động sản tăng chậm hơn nhiều so với các năm trước kéo theo tăng tín dụng chung ở mức thấp...
Phó thống đốc Đào Minh Tú đề nghị, trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, các cấp lãnh đạo từ NHNN, NHTM cần tập trung vào các nội dung sau:
Một là, coi công tác tín dụng là quan trọng; cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, dành thời gian, dành sự quan tâm cho lĩnh vực này, là nhiệm vụ chính để tháo gỡ cho nền kinh tế; Tập trung huy động, cho vay, để đẩy mạnh khối lượng nhưng vẫn phải đảm bảo chất ượng tín dụng.
Hai là, chia sẻ với doanh nghiệp và nền kinh tế. Đây vừa là mong muốn, là lời hiệu triệu, vừa là chỉ đạo của Chính phủ. Các NHTM có thẩm quyền quyết định lãi suất, quyết định cho vay, nhưng vẫn phải đảm bảo hài hòa với mặt bằng lãi suất chung, vì hoạt động ngân hàng là hoạt động có điều kiện; Phải có tinh thần hỗ trợ; quan tâm đến hiệu quả, chia sẻ với doanh nghiệp, khách hàng, hỗ trợ cho nền kinh tế, tập trung vào các dự án lớn, trọng điểm của địa phương.
Ba là, trong bối cảnh hiện nay với nhiều khó khăn cả với doanh nghiệp, khách hàng tư nhân và cả với ngành Ngân hàng, cần chủ động đề xuất, kiến nghị với NHNN về cơ chế, chính sách, những khó khăn để tháo gỡ chung; kiến nghị, đề xuất với chính quyền địa phương; những gì thuộc cơ chế, chính sách của Chính phủ, Trung ương; hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về thủ tục, tiêu thụ sản phẩm, dòng tiền, pháp lí…
Phó Thống đốc cũng yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chỉ đạo các NHTM trên địa bàn tập trung thực hiện tốt Chỉ thị 01; triển khai chương trình tín dụng đặc thù; gói 120 nghìn tỉ bám sát chính sách của địa phương, dự án mà địa phương công bố, phối hợp với chính quyền địa phương khi có vấn đề cần thiết, hỗ trợ việc cho vay của bốn NHTM nhà nước; tập trung chỉ đạo việc triển khai Nghị định 31 về gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách; triển khai tốt Thông tư 02, vừa hỗ trợ, vừa theo dõi, giám sát việc thực hiện; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách; tăng cường thông tin, truyền thông…
-
Đề xuất cho vay lãi suất 0% đối với ngân hàng bị rút tiền hàng loạt
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ký tờ trình gửi Quốc hội dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó bổ sung quy định tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ.
-
Fed hạ lãi suất 0,25%, gợi ý khả năng ít đợt giảm hơn trong tương lai
Kết thúc cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2024 vào ngày 18/12, các quan chức Fed đã hạ lãi suất lần thứ ba liên tiếp và đưa ra dự đoán thận trọng hơn về số lần giảm trong những năm tới.
-
Dự đoán lãi suất cho vay và huy động sẽ diễn biến ra sao trong năm 2025?
Năm 2025, các chuyên gia của VCBS cho rằng nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ duy trì đi ngang với sự hỗ trợ đến từ nỗ lực thúc đẩy tín dụng trong năm 2025 của NHNN. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ đi ngang và duy trì ở mức thấp cho giai ...
-
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.