07/11/2023 8:04 PM
Bộ Công Thương đánh giá, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam; đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Mỹ).

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng trưởng rất tích cực. Hình minh họa

Cụ thể, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta với kim ngạch ước đạt 49,5 tỷ USD, tăng 5%. Mức tăng này là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.

Tính đến hết tháng 9/2023, Việt Nam có 10 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, dẫn đầu là điện thoại các loại và linh kiện đạt 10,9 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 10 tỷ USD; rau quả đạt 2,75 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,8 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 2 nhóm hàng có kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Ngoài ra, còn 12 nhóm hàng khác đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên như: vải; điện thoại các loại và linh kiện; sắt thép; sản phẩm từ chất dẻo; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày…

Như vậy, nhập siêu từ Trung Quốc 40,3 tỷ USD, giảm 23,4%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã ước đạt hơn 139,2 tỷ USD sau 10 tháng năm nay.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Quốc. Mới đây, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc (Trùng Khánh). Đây là thị trường lớn nhưng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trùng Khánh chỉ chiếm tỷ lệ thấp (3%) trong tổng kim ngạch thương mại hai nước.

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới…

Nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch. Tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại; hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, Hiệp hội về thông tin, nhu cầu, quy định mới của thị trường.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam
  • Xuất nhập khẩu giảm trong nửa đầu tháng 10/2023

    Xuất nhập khẩu giảm trong nửa đầu tháng 10/2023

    Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 10/2023 (từ ngày 01-15/10) đạt 27,02 tỷ USD, giảm 12,4% (tương ứng giảm 3,83 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 9/2023, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.