Hiện Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Australia, và ngược lại Australia là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia đạt gần 1,9 tỷ USD. Trong đó đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam xuất sang Australia tăng tăng hơn 478%.
Ở chiều ngược lại, Australia đang là thị trường cung cấp các mặt hàng nguyên liệu đầu vào thiết yếu, như than đá, quặng sắt, kim loại cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam.
Nhờ hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP, kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Australia tăng hơn 478%
Trước đó, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung và giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất ngành thép tăng cao, Việt Nam đã xúc tiến nhập khẩu 5.000 tấn quặng mangan/tháng từ Australia, đồng thời cũng trao đổi thông tin về quặng sắt để đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp ở trong nước.
Được biết trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu hơn 1,6 tỷ quặng sắt, tăng hơn 109%, nhập khẩu than đạt hơn 2,1 tỷ USD tăng 31,57% so với năm 2020.
Cũng trong năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Australia lần đầu tiên vượt ngưỡng 12,4 tỷ USD, tăng hơn 49% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt hơn 4,45 tỷ USD, tăng hơn 23% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt khoảng gần 8 tỷ USD, tăng gần 70%, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Với tiềm năng và sự bổ sung hợp lý từ cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu, dự kiến thương mại giữa Việt Nam và Australia sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới, đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức cao kỷ lục mới.
-
Việt Nam xúc tiến nhập khẩu quặng sắt, than từ Úc
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, Thương vụ Việt Nam tại Úc tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu quặng sắt, than, từ Úc và cung cấp danh sách các nhà xuất khẩu, thông tin về giá cả trên ứng dụng Viet-Aus Trade.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, nắm tới 55% thị phần toàn cầu sẽ cắt giảm tiêu thụ mặt hàng này trong năm tới
Theo Mysteel, triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu....
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam nói gì về việc mặt hàng quan trọng xuất khẩu giảm nhiều tháng liền?
Thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường cùng các biện pháp phòng vệ thương mại toàn cầu đang tạo áp lực lớn lên sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) Việt Nam. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược mở rộng xuất khẩu của Hòa Phát....
-
Tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước
VDSC cho rằng thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý 1/2025. Theo đó, các công ty có lợi thế về quy mô và giá thành sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép....