Được biết, Việt Nam là điểm đến xuất khẩu mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC hàng đầu của Ấn Độ. Tuy nhiên trong thời gian qua, do chi phí vận tải biển tăng cao và ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, nguồn cung HRC nhập khẩu từ Ấn Độ về Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu HRC chậm chạp ở phương Tây, các nhà máy Ấn Độ đang chuyển hướng sang thị trường Việt Nam với giá chào bán sản phẩm SAE 1006 HRC ở mức 850-860 USD/tấn cfr TP.HCM.
Được biết, nhu cầu chậm chạp trong bối cảnh cạnh tranh cao của nhiều nhà cung cấp thép cuộn cán nóng HRC, các nhà máy Ấn Độ đã từ chối chào hàng tại các thị trường lớn trên thế giới.
Cụ thể, giá chào bán ban đầu tại châu Âu giảm xuống 1.000-1.030 USD/tấn cfr. Tuy nhiên, kỳ vọng của người mua đứng ở mức dưới 940 USD/tấn cfr Châu Âu, với dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm.
Hiện giá chào xuất khẩu HRC của Ấn Độ sang Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm xuống còn 920-930 USD/tấn cfr Thổ Nhĩ Kỳ. Tương tự, giá chào cho các nước thành viên Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) giảm mạnh xuống còn 910-915 USD/tấn cfr.
Xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC của Ấn Độ quay trở lại Việt Nam với giá giảm sau
Mặc dù giá chào bán sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC của Ấn Độ tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá chào tại châu Âu, nhưng người mua Việt Nam không vội ký các giao dịch mới với các nhà cung cấp Ấn Độ. Theo đó, mức giá này vẫn cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường do kỳ vọng dưới 800 USD/tấn cfr và các doanh nghiệp đang chờ các nhà máy trong nước đưa ra báo giá của họ.
Hiện sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC tại thị trường Việt Nam đang có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.
Cụ thể, hiện trong nước chỉ có Formosa và Hòa Phát sản xuất được mặt hàng thép thượng nguồn này. Theo đó, 2 doanh nghiệp nà có thể cung ứng cho thị trường khoảng trên 600.000 tấn/tháng, đáp ứng khoảng được khoảng 60%, còn lại 40% vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
-
Hòa Phát tăng giá HRC thêm 10 USD/tấn
Mới đây, Thép Hòa Phát Dung Quất thông báo sẽ tăng giá thép cuộn cán nóng (HRC) lên 10 USD/tấn cho các lô hàng từ tháng 6 và đầu tháng 7.








-
Vụ EU điều tra bán phá giá với thép HRC nhập khẩu, một “ông lớn” ngành thép đón nhận tin vui bất ngờ
EU vừa chính thức áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam. Riêng thuế với Thép Hòa Phát Dung Quất là 0%.
-
Một mặt hàng của Việt Nam được Mỹ và cả ASEAN ráo riết “săn lùng”, thu về hơn 1,7 tỷ USD kể từ đầu năm
Mỹ đã chi hơn 200 triệu USD để nhập khẩu 349.000 tấn mặt hàng này của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Áp thuế thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc: Thị trường trong nước phản ứng ra sao?
Việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời từ 15% đến hơn 37% với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang tạo ra những chuyển động đáng chú ý trên thị trường trong nước. Giá thép bắt đầu nhích lên, trong khi các doanh nghiệp xây dựng, bất động ...