Tòa nhà cao 30 tầng đang trong quá trình xây dựng ở Bangkok, Thái Lan đã bất ngờ đổ sập ngày 28/3 vừa qua, do những dư chấn từ trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar.
Tòa nhà này được liên doanh giữa Italian-Thai Development Plc và China Railway No.10 Engineering Group xây dựng, với chi phí hơn 2 tỷ baht (hơn 58 triệu USD). Công trình khởi công từ năm 2020, dự kiến hoàn thành vào năm 2026.
Theo Nation Thailand, Viện Sắt Thép Thái Lan ngày 1/4 công bố báo cáo cho biết 2 thanh thép có kích thước khác nhau được lấy từ hiện trường tòa nhà bị đổ sập ở Bangkok, không đáp ứng các tiêu chuẩn về trọng lượng, thành phần và khả năng chịu lực trước khi đứt gãy.
Thái Lan nói tòa nhà sập trong động đất dùng thép không đạt chuẩn. Ảnh: Nation Thailand
Quan chức Bộ Công nghiệp Thái Lan Thitipas Choddaechachainun cho biết, số thép này được sản xuất từ một nhà máy của công ty đặt tại tỉnh Rayong (Thái Lan). Đáng chú ý, nhà máy trên đã bị yêu cầu ngừng hoạt động từ tháng 12/2024 sau một cuộc kiểm tra của Bộ Công nghiệp.
Bà Thitipas cho rằng, số thép từ nhà máy này có thể đã được mua trước thời điểm cơ sở bị thanh tra và đóng cửa, vì tòa nhà trên được khởi công xây dựng từ cách đây 5 năm.
Cũng theo bà Thitipas, cuộc điều tra vụ sập tòa nhà hiện tập trung vào chất lượng các sản phẩm thép thanh, dây điện và cao su. Việc thanh tra không chỉ nhằm đảm bảo an toàn mà còn để ngăn chặn tình trạng bán phá giá hàng hóa từ nước ngoài và bảo vệ ngành sản xuất nội địa.
Trước đó, Bộ Công nghiệp Thái Lan đã gửi 28 mảnh thép từ đống đổ nát đến Viện Sắt thép Thái Lan để kiểm tra, phân loại thành 7 mẫu: thanh thép biến dạng 32mm, 25mm, 20mm, 16mm và 12mm, dây cáp và thanh thép.
Cuộc thanh tra phát hiện ra rằng có 2 mẫu không đạt tiêu chuẩn, đến từ cùng một công ty có nhà máy ở tỉnh Rayong, miền trung Thái Lan.
Bà Thitipas cho biết, 2 mẫu không đạt tiêu chuẩn là thanh thép biến dạng 32mm và 20mm. Bà giải thích rằng các thanh thép biến dạng 32mm không đạt tiêu chuẩn giá trị chịu lực, trong khi các thanh thép 20mm không đạt tiêu chuẩn khối lượng trên mét.
Tuy nhiên, Bộ Công nghiệp Thái Lan lưu ý rằng các mẫu này không đủ để kết luận rằng chúng là nguyên nhân gây ra vụ sập tòa nhà. Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái Lan sẽ thu thập thêm các mẫu và kiểm tra nhà máy để xác định xem nhà máy có sản xuất hoặc vận chuyển thép bất hợp pháp hay không.
-
Những loại vật liệu xây dựng, công nghệ giúp công trình nhà ở chống chịu tốt hơn khi động đất xảy ra
Động đất không thể tránh, nhưng thiệt hại thì có thể giảm. Bí quyết nằm ở chính vật liệu xây dựng mà bạn chọn.
-
Đây là cách người ta CHỐNG ĐỘNG ĐẤT cho các TÒA NHÀ CHỌC TRỜI
Từ Nhật Bản đến Mỹ, nhiều tòa nhà chọc trời được trang bị công nghệ chống động đất tối tân nhằm bảo vệ công trình và con người.
-
Động đất khiến tòa nhà chọc trời cao 30 tầng tại Thái Lan đổ sập, 43 công nhân bị mắc kẹt
Sáng 28/3/2025, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã xảy ra tại khu vực miền trung Myanmar, khiến toàn bộ khu vực Đông Nam Á chấn động. Rung chấn lan rộng tới các quốc gia lân cận như Thái Lan, Lào, Trung Quốc và Việt Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về vật chất lẫn tâm lý người dân.








-
Nhìn lại thị trường thép quý 1/2025: Nội địa khởi sắc
Quý 1/2025, ngành thép Việt tăng tốc ở thị trường nội địa nhưng lại hụt hơi ở xuất khẩu. Lý do nằm ở đâu?
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam sau tuyên bố nhường sân chơi thép xây dựng cho doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp này cho biết thời gian tới sẽ tăng mạnh tỷ trọng thép chất lượng cao như thép làm tanh lốp, bố lốp ô tô, thép dập nguội, thép dự ứng lực, thép lò xo không hợp kim, thép làm cáp cẩu, thép làm đinh vít chính xác; thép phục vụ cho các ngành...
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc....