KBSec cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến nhu cầu chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc tăng cao, Việt Nam được coi là một trong những điểm sáng đón làn sóng dịch chuyển đầu tư mới.
FDI đăng ký theo ngành chính
“Hiện tại, chúng tôi nhận thấy những nỗ lực của Chính phủ nhằm thu hút làn sóng này, bao gồm việc lập tổ công tác đặc biệt để xử lý nhanh các vướng mắc của nhà đầu tư FDI và kiểm soát theo hướng ưu tiên dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao”, báo cáo của KBSec viết
Ngoài ra, việc Việt Nam đang kiểm soát dịch bệnh tốt sẽ là yếu tố vượt trội so với Ấn Độ và Indonesia để các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận thị trường, đặc biệt trong bối cảnh một số đường bay quốc tế có thể được nối lại trong tháng 6. Qua đó, KBSec kỳ vọng dòng vốn FDI sẽ được cải thiện từ tháng 7.
Dẫn số liệu từ Bộ kế hoạch đầu tư, KBSec cho biết, tổng vốn FDI đăng ký trong tháng 5 chỉ đạt hơn 1,5 tỷ USD, giảm tới 60% so với tháng trước. Tính chung cho 5 tháng đầu năm 2020, tổng vốn FDI đăng ký đạt hơn 13,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ.
Nếu loại bỏ đi 2 dự án lớn trong quý 1/ 2019 và 2020 (dự án góp vốn, mua cổ phần vào Vietnam Beverage Co. trị giá 3,85 tỷ USD (năm 2019) và dự án nhà máy điện khí LNG trị giá 4 tỷ USD (năm 2020), tổng FDI đăng ký 5 tháng 2020 giảm tới 23,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cho 5 tháng, tổng FDI đăng kí lĩnh vực chế biến, chế tạo chỉ đạt 6,9 tỷ USD, chỉ bằng phân nửa so với cùng kỳ.
FDI đăng ký từ các đối tác thương mại chính như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều chưa thấy có dấu hiệu cải thiện đáng kể trong 5 tháng đầu năm, trong khi đó FDI từ Singapore và Thái Lan vươn lên là 2 đối tác đăng ký đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam.
FDI đăng ký theo đối tác chính 5 tháng đầu năm
Về giải ngân vốn FDI, 5 tháng qua vốn giải ngân đạt 1,55 tỷ USD, tăng nhẹ so với tháng trước và tương đương với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung cho 5 tháng, FDI giải ngân đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ, chủ yếu giảm mạnh trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19 (tháng 2-4).
-
Việt Nam đang ở đâu trên “đường đua” đón dòng vốn FDI?
CafeLand - So với Indonesia, nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong việc thu hút FDI, Việt Nam có lợi thế ở gần Trung Quốc nên khoảng cách vận chuyển thuận lợi hơn. Thêm vào đó, Việt Nam rất hỗ trợ doanh nghiệp, có nhiều ưu đãi cho các dự án FDI lớn.
-
Doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD, thị trường bất động sản TP.HCM đã vui trở lại?
Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát huy hiệu quả, lãi suất huy động và cho vay sản xuất kinh doanh giảm giúp tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồ...
-
Hơn 6,3 tỷ USD vốn ngoại vào bất động sản
Trong năm 2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,31 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 18,8% so với năm 2023.
-
“Thủ phủ” công nghiệp phía Bắc phấn đấu thu hút 100 dự án FDI trong năm 2025
Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.