Vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng – ông Huỳnh Uy Dũng.
Cụ thể, Ngân hàng OCB đã có Nghị quyết số 36/2022/NQ-HĐQT ngày 6/5/2022 để nhận tài sản đảm bảo là 963 lô đất thuộc Khu dân cư Đại Nam, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định, Công ty TNHH TV&XD Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng tại OCB Bình Dương nêu tại tờ trình số 281/2022/TT-TGĐ ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc.
Trích báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng OCB.
Nghị quyết số 37/2022/NQ-HĐQT ngày 6/5/2022 của OCB nhận tài sản đảm bảo là 1.104 lô đất thuộc Khu dân cư Đại Nam, phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Công ty Cổ phần Đại Nam, Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định, Công ty Cổ phần Glove Đại Nam, Công ty Cổ phần Glove Hằng Hữu, Công ty TNHH TV&XD Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng tại OCB Bình Dương nêu tại tờ trình số 282/2022/TT-TGĐ ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc.
Tất cả các công ty này đều có người đại diện pháp luật là ông Huỳnh Uy Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam.
Như vậy, tổng cộng OCB đã nhận 2.047 lô đất của bà Nguyễn Phương Hằng và các công ty liên quan đến vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng – ông Huỳnh Uy Dũng.
Trước đó, tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên diễn ngày 23/4/2022, đại diện lãnh đạo OCB đã trả lời chất vấn của các cổ đông liên quan các khoản nợ của hai khách hàng là bà Nguyễn Thị Phương Hằng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam.
Theo đó, lãnh đạo OCB cho biết, với khoản vay của bà Nguyễn Phương Hằng thì bản thân ông Huỳnh Uy Dũng – chồng bà Hằng đã cố gắng giải quyết nợ cho ngân hàng. Công ty đã trả 450 tỷ/tổng dư nợ hơn 1.000 tỷ. Công ty cũng tiến hành bán tài sản cho các chủ đầu tư khác, số tiền có thể thu được 2 tháng tới là 4.500 tỷ, dư khả năng trả nợ cho các ngân hàng. “Chắc chắn Đại Nam không phải là vấn đề lớn của ngân hàng”, lãnh đạo OCB trả lời cổ đông hồi tháng 4.
Công ty cổ phần Đại Nam được thành lập vào tháng 3/1996, tiền thân là Công ty cổ phần phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ do ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”) là Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Phương Hằng giữ chức vụ Tổng giám đốc.
Qua 26 năm, công ty của đại gia quê Bình Định đăng ký tới 127 ngành nghề kinh doanh, trong đó kinh doanh địa ốc, nhà xưởng, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu công nghiệp (thực hiện theo quy hoạch) là chính.
Trước khi bị bắt tạm giam, bà Nguyễn Thị Phương Hằng, sinh năm 1970, còn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Công ty TNHH Một Thành Viên Christina có vốn điều lệ 20 tỷ đồng và có trụ sở chính tại 17-19 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Phương Hằng cũng là cổ đông sáng lập nắm giữ 20%, tương phần vốn góp cổ phần tại Công ty Glove Đại Nam có vốn điều lệ 180 tỷ đồng và là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh được thành lập cuối năm 2018 với vốn điều lệ 99 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Phương Hằng cũng gây chú ý thời gian qua bởi nhiều phát ngôn gây tranh cãi và khối tài sản khổng lồ.
Trong một livestream, bà Hằng cho biết, tài sản của vợ chồng bà "kim cương và sổ đỏ” được tính bằng ký là chuyện thường, chưa kể đến các “siêu xe” lên đến 40-50 tỷ đồng/chiếc.
-
Điều chỉnh chủ trương đầu tư khu công nghiệp hơn 400ha ở Bình Dương
Khu công nghiệp Sóng Thần III tọa lạc tại phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Theo điều chỉnh, quy mô sử dụng đất của dự án là 428,027 ha.
-
Điều chỉnh một số dự án trọng điểm phù hợp với quy định, thực tiễn
Chiều 10-1, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp lần thứ 81 của UBND tỉnh. Tham dự có ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
-
Thăng Long House chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ động thổ xây dựng nhà
Sắp tới, đơn vị phát triển dự án Cona Land sẽ tổ chức Lễ động thổ xây dựng nhà dự án Thăng Long House tại TP Tân Uyên, Bình Dương.