Trong cuộc làm việc mới đây với Công ty Luật Lee&Ko của Hàn Quốc, ông Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh, việc tư vấn luật có ý nghĩa quan trọng để hỗ trợ các nhà đầu tư quyết định đầu tư tại một quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông và ông Hojoon Moon, Giám đốc Công ty Luật Lee&Ko. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.
Theo thông tin tại cuộc làm việc, Lee&Ko là doanh nghiệp có uy tín lớn ở Hàn Quốc, đã hỗ trợ, tư vấn đầu tư cho nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, EG đến đầu tư tại Việt Nam.
Đánh giá cao vị trí, vai trò, uy tín của Công ty Luật Lee&Ko, ông Trần Duy Đông mong muốn công ty này nghiên cứu, tìm hiểu ký kết một biên bản ghi nhớ hợp tác với tỉnh Vĩnh Phúc, để cùng phối hợp tư vấn, hỗ trợ, giới thiệu nhiều hơn nữa các nhà đầu tư Hàn Quốc đến đầu tư tại Vĩnh Phúc thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh này đã thu hút trên 480 dự án FDI, tổng mức đầu tư đăng ký trên 8,5 tỷ USD, trong đó Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu về số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký vào tỉnh trên các lĩnh vực như điện, điện tử, cơ khí chế tạo.
Đến nay, Vĩnh Phúc đã quy hoạch 29 khu công nghiệp, trong đó đã thành lập được 17 khu công nghiệp. Thời gian tới, Vĩnh Phúc tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, thương mại, dịch vụ…
Về phần mình, Công ty Luật Lee&Ko mong muốn tỉnh Vĩnh Phúc tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đồng hương đến đầu tư nhiều hơn vào Vĩnh Phúc.
Hàn Quốc củng cố ngôi vị nhà đầu tư lớn nhất tại Vĩnh Phúc
Số liệu đưa ra tại cuộc làm việc giữa Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông và Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) hồi tháng 8/2024 cho thấy trên địa bàn tỉnh có 238 dự án đầu tư từ các nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn hơn 3 tỷ USD, đứng đầu cả về số dự án và số vốn đăng ký đầu tư trong danh sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại tỉnh.
Hoạt động sản xuất tại Công ty Haesung Vina. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
Theo số liệu của Chi cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, từ đầu năm đến ngày 15/4/2025, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cho 27 dự án FDI (11 dự án cấp mới và 16 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 163,17 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất với 70,72 triệu USD (cho 11 dự án), chiếm 43,34% tổng vốn đăng ký.
Một số công ty tiêu biểu của Hàn Quốc tại tỉnh bao gồm Partron Vina, Heasung Vina, Bangjoo, Cammsys, YoungPoong, Uti Vina…
Các doanh nghiệp Hàn Quốc tại tỉnh chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất linh kiện điện tử, bảng mạch, camera, ống kính, chất bán dẫn; công nghiệp hỗ trợ ô tô, phụ tùng ô tô; dệt may và gia công cơ khí; sản xuất thiết bị điện tử và các sản phẩm công nghệ cao.
Trong đó, Công ty TNHH Partron Vina là doanh nghiệp Hàn Quốc có vốn đầu tư lớn nhất tại tỉnh. Được thành lập vào năm 2008 tại Khu công nghiệp Khai Quang, công ty đã tăng vốn đầu tư từ 4 triệu USD lên 269,4 triệu USD vào tháng 7/2024 để mở rộng sản xuất các sản phẩm như bảng mạch điện tử, bộ điều khiển xe điện và ăng-ten cho thiết bị di động. Hiện nay, công suất sản xuất hàng năm của công ty đạt khoảng 1,57 tỷ sản phẩm.
Heasung Vina cũng là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc lớn tại tỉnh, chuyên sản xuất linh kiện cho camera điện thoại thông minh. Công ty đã tăng vốn đầu tư từ 13 triệu USD lên 165 triệu USD.
Phía tỉnh khẳng định rất chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và xác định Hàn Quốc là thị trường trọng điểm đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới. Các biện pháp chủ yếu là cải cách hành chính và tạo môi trường đầu tư thuận lợi; mở rộng và nâng cấp các khu công nghiệp; ban hành chính sách ưu đãi đầu tư; hợp tác ngoại giao và xúc tiến đầu tư trực tiếp.
-
Vĩnh Phúc sáp nhập 15 xã, hình thành 14 đơn vị hành chính mới
Tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023–2025, theo đó sẽ giảm 15 đơn vị cấp xã, từ 137 đơn vị xuống còn 122 đơn vị.
-
Tập đoàn Trung Quốc muốn xây nhà máy xử lý rác 1.000 tấn/ngày tại Vĩnh Phúc
Dịch Quảng – tên tuổi lớn trong ngành xây dựng và môi trường sinh thái của Trung Quốc – vừa đề xuất xây dựng một nhà máy xử lý rác thải quy mô lớn tại Vĩnh Phúc, mở ra kỳ vọng cải thiện hạ tầng môi trường của tỉnh công nghiệp này.
-
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc tham vọng đầu tư dự án khu công nghiệp công nghệ cao tại Vĩnh Phúc
Songshan Lake - Tập đoàn sở hữu khu công nghệ cao 2,4 tỷ USD tại Trung Quốc muốn nghiên cứu, khảo sát, hướng đến xây dựng một khu công nghiệp công nghệ cao tại Vĩnh Phúc






-
Có thêm nhà máy cán thép gần 1.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc
Dự án nhà máy cán thép Việt Nam Vinasteel có quy mô 600.000 tấn/năm, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng sẽ được triển khai xây dựng tại Khu công nghiệp Đồng Sóc, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Vĩnh Phúc sáp nhập 15 xã, hình thành 14 đơn vị hành chính mới
Tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023–2025, theo đó sẽ giảm 15 đơn vị cấp xã, từ 137 đơn vị xuống còn 122 đơn vị.
-
Trước thềm sáp nhập: Bất động sản vùng Tây Thủ đô "nóng" chưa từng thấy
Thông tin về việc sáp nhập ba tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình thành một tỉnh mới mang tên Phú Thọ, với trung tâm hành chính dự kiến đặt tại TP. Việt Trì, đang khiến bất động sản vùng Tây Thủ đô nóng chưa từng thấy. Từ đất trung tâm cho đến vùng v...