Bỏ cách đặt tên đánh số
Theo Nghị quyết mới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thay thế phương án đặt tên xã/phường bằng số thứ tự bằng những tên gọi gắn liền với lịch sử và văn hóa địa phương. Quyết định này được đưa ra sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tiếp thu ý kiến cử tri, thể hiện tinh thần cầu thị và lắng nghe của chính quyền.
Cụ thể, 25 đơn vị hành chính cấp xã/phường sau sáp nhập sẽ được đổi tên như sau:
Xã Bình Xuyên đổi tên thành Bình Nguyên, Bình Xuyên 1 thành Xuân Lãng, Bình Xuyên 2 giữ tên Bình Xuyên, Bình Xuyên 3 thành Bình Tuyền.
Sông Lô đổi thành Tam Sơn, Sông Lô, Hải Lựu, Yên Lãng.
Lập Thạch: Lần lượt đổi tên thành Tiên Lữ, Thái Hòa, Liên Hòa, Hợp Lý.
Tam Đảo: Đổi thành Đại Đình, Đạo Trù.
Tam Dương: Thành Hội Thịnh, Hoàng An, Tam Dương Bắc.
Vĩnh Tường: Đổi tên thành Vĩnh Hưng, Vĩnh An, Vĩnh Phú, Vĩnh Thành.
Yên Lạc: Thành Liên Châu, Tam Hồng, Nguyệt Đức.
Phường Phúc Yên 1: Đổi thành phường Xuân Hòa.
Trước đó, theo Nghị quyết 43 của Tỉnh ủy, toàn tỉnh dự kiến sắp xếp 121 xã, phường, thị trấn thành 36 đơn vị hành chính cấp xã mới. Trong phương án ban đầu, chỉ có 13 đơn vị được đặt tên theo yếu tố truyền thống, 23 đơn vị còn lại tạm thời dùng tên theo số thứ tự (như Bình Xuyên 1, 2, 3…). Tuy nhiên, sau quá trình lấy ý kiến rộng rãi, người dân bày tỏ mong muốn được giữ lại những cái tên mang dấu ấn địa phương, kết quả là 25 tên gọi vừa được điều chỉnh như trên.
Tiến tới hợp nhất 3 tỉnh thành một đơn vị hành chính mới
Cũng trong kỳ họp này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã biểu quyết thống nhất chủ trương hợp nhất ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ để hình thành tỉnh mới có tên là Phú Thọ. Đây là một phần trong đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo định hướng của Trung ương.
Đảng đoàn UBND tỉnh Vĩnh Phúc được giao nhiệm vụ chủ trì hoàn thiện đề án sáp nhập, trình HĐND tỉnh thông qua và phối hợp cùng UBND hai tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ để hoàn tất hồ sơ trình Chính phủ. Cùng lúc, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành rà soát toàn bộ trụ sở hành chính, cơ sở vật chất để có kế hoạch sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.
Về tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc sẽ làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ và Hòa Bình để xây dựng phương án nhân sự phù hợp, bảo đảm ổn định bộ máy sau khi đơn vị hành chính mới được thành lập.
-
Trước ngày 15/8/2025: Hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ, công chức cấp xã
Ngày 23/4/2025, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn 31-HD/BTCTW về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.
-
Nam Định đổi phương án đặt tên xã, phường sau sắp xếp
Sau khi tiếp thu ý kiến người dân, UBND tỉnh Nam Định đã chính thức điều chỉnh phương án đặt tên các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, theo hướng gắn với lịch sử, văn hóa địa phương thay vì sử dụng cách đánh số thứ tự như đề xuất trước đó.
-
Bắc Giang dự kiến sắp xếp còn 58 đơn vị hành chính cấp xã, chuẩn bị hợp nhất thành tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Giang đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc hành chính quy mô lớn khi vừa hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Với tỷ lệ đồng thuận cao, đề án này được xem là bước đi quan trọng trong lộ trình hợp nhất tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.






-
34 tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập sẽ có diện tích và dân số như thế nào?
Vào ngày 14/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp....
-
Bắc Giang dự kiến sắp xếp còn 58 đơn vị hành chính cấp xã, chuẩn bị hợp nhất thành tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Giang đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc hành chính quy mô lớn khi vừa hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Với tỷ lệ đồng thuận cao, đề án này được xem là bước đi quan trọng trong lộ trình hợp nhất tỉ...
-
Bắc Kạn – Thái Nguyên “về chung một nhà”: Tỉnh mới rộng hơn 8.300 km2, gần 1,8 triệu dân
Hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên chính thức đề xuất sáp nhập, tạo thành một đơn vị hành chính mới mang tên tỉnh Thái Nguyên, với diện tích và dân số vượt chuẩn theo quy định.