Theo đó, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu trong nửa đầu tháng 3 đạt 15,32 tỷ USD, tăng 5,5% so với nửa cuối tháng trước ở một số mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện tăng 596 triệu USD, tương ứng tăng 27,2%; gỗ & sản phẩm từ gỗ tăng 88 triệu USD, tương ứng tăng 15,1%; dầu thô tăng 61 triệu USD, tương ứng tăng 85,2%...
Lũy kế đến 15/3/2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 69,78 tỷ USD, tăng 12,2% tương ứng tăng 7,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh thời gian qua như hàng dệt may tăng 1,26 tỷ USD, tương ứng tăng 21,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 776 triệu USD, tương ứng tăng 8,2%; máy móc thiết bị dung cụ & phụ tùng tăng 724 triệu USD, tương ứng tăng 10%... so với cùng kỳ năm 2021.
Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ đạt 15,23 tỷ USD, tăng 20,9% so với nửa cuối tháng 2 với một số nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 568 triệu USD, tương ứng tăng 17,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 282 triệu USD, tương ứng tăng 19,8%; vải các lọai tăng 228 triệu USD, tương ứng tăng 65%...
Tính đến hết 15/3/2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 70,3 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 9,9 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 4,05 tỷ USD, tăng 30,1%; xăng dầu các loại tăng 850 triệu USD, tương ứng tăng 104,3%; vải các loại tăng 586 triệu USD, tương ứng tăng 25,1%; sắt thép các loại tăng 487 triệu USD, tương ứng tăng 23,9%... so với cùng kỳ năm 2021.
Trong nửa đầu tháng 3, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 93 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thâm hụt 492 triệu USD.
-
Xuất nhập khẩu đầu năm, doanh nghiệp FDI vẫn là chủ lực
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đạt 109,62 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 76,37 tỷ USD, chiếm gần 70% giá trị xuất nhập khẩu của cả nước.
-
Dự kiến lập Trung tâm Tài chính quốc tế ở TP.HCM, Trung tâm Tài chính khu vực ở Đà Nẵng
Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc....
-
Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 62 tỷ USD
Năm 2024 là một năm phát triển ấn tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam cả về sản xuất và xuất khẩu với giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD tăng trên 18% so năm 2023, theo thông tin từ...
-
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam
Chiều tối 16/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp Thống đốc tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản, ông Muraoka Tsugumasa, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diệ...