Trong năm tài chính 2022 (kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2022), xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC của Ấn Độ đạt gần 7 triệu tấn, giảm 4,37% so với mức 7,23 triệu tấn của cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 3 vừa qua, xuất khẩu mặt hàng này của Ấn Độ là 701.000 tấn, giảm 0,74%.
Theo đó, Việt Nam là thị trường xuất khẩu HRC lớn nhất trong giai đoạn này của Ấn Độ với gần 1,7 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ thép cuộn cán nóng HRC tại thị trường Việt Nam giảm 24,42% so với cùng kỳ xuống còn 1,67 triệu tấn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu nói chung của nước này.
Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC của Ấn Độ với gần 1,7 triệu tấn
Ngoài ra, các thị trường chính về xuất khẩu HRC khác của Ấn Độ trong năm lần lượt là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với 948.000 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ là 885.000 tấn, Ý là 641.000 tấn, Nepal đạt 349.000 tấn và Bỉ đạt 322.000 tấn trong giai đoạn này.
Ngoài mặt hàng thép cuộn cán nóng, xuất khẩu phôi thép từ Ấn Độ trong năm tài chính 2022 cũng ghi nhận giảm 27,71% xuống gần 4,8 triệu tấn. Vào tháng 3, xuất khẩu phôi của Ấn Độ là khoảng 268.000 tấn, giảm 47,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh nhu cầu chậm chạp ở phương Tây, mới đây các nhà máy thép Ấn Độ đang chuyển hướng xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC trở lại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian qua, do chi phí vận tải biển tăng cao và ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine, nguồn cung HRC nhập khẩu từ Ấn Độ về Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Hiện mức giá chào bán sản phẩm SAE 1006 HRC của các nhà máy Ấn Độ tại thị trường Việt Nam đang ở mức 850-860 USD/tấn cfr TP.HCM. Mức giá này vẫn cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường do kỳ vọng dưới 800 USD/tấn cfr và các doanh nghiệp đang chờ các nhà máy trong nước đưa ra báo giá của họ.
Hiện sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC tại thị trường Việt Nam đang có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.
Bên cạnh Formosa, Hòa Phát là doanh nghiệp trong nước duy nhất sản xuất được mặt hàng thép thượng nguồn này. Theo đó, 2 doanh nghiệp này có thể cung ứng cho thị trường khoảng trên 600.000 tấn/tháng, đáp ứng khoảng được khoảng 60%, còn lại 40% vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
-
Formosa giảm gần 10% giá bán thép cuộn cán nóng HRC
Mới đây, công ty thép Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã thông báo điều chỉnh giảm gần 10% giá bán thép cuộn cán nóng HRC trong nước vào tháng 7 tới đây.








-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất...
-
Mỹ miễn trừ NHÔM, THÉP VÀ VÀNG khỏi thuế quan đối ứng
Thép và nhôm là nguyên liệu thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô đến máy rửa bát.
-
TIN VUI cho các nhà sản xuất thép lớn trong nước sau quyết định của Bộ Công Thương
Từ ngày 1/4, một số sản phẩm thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời 15,67% đến 37,13%.