CafeLand - Trong buổi công bố kết quả khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2018, Grant Thornton Việt Nam dẫn báo cáo của Tổ chức du lịch Thế giới cho biết, Việt Nam là một điểm đến du lịch phát triển nhanh thứ 6 trên thế giới và nhanh nhất châu Á.

Tăng trưởng du lịch mạnh mẽ thúc đẩy thúc đẩy đầu tư vào phân khúc khách sạn. Ảnh: Thuận Nguyễn

Đơn vị này cho biết, trong năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đã tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2016 và vượt kỳ vọng của Chính phủ năm thứ 2 liên tiếp. Tổng lượng khách đến tăng 19% từ 72 triệu lượt năm 2016 tới 86 triệu lượt năm 2017, trong đó, lượng khách quốc tế tăng 29% và lượng khách nội địa tăng 18%.

Châu Á vẫn là thị trường khách du lịch chính của Việt Nam, chiếm tới 76% tổng lượng khách quốc tế, trong số đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường lớn nhất trong suốt 3 năm qua, gộp lại chiểm trên 50% lượng khách nước ngoài tới Việt Nam.

Về đóng góp cho nền kinh tế chung, ngành du lịch trong năm 2017 đã thu về 510,9 tỷ đồng tăng 27,78% so với năm 2016. Năm 2016, đóng góp trực tiếp cho GDP của ngành du lịch là 9,3 tỷ USD, chiếm 4,6% tổng GDP. Con số này được kỳ vọng sẽ tăng 6,2% trong năm 2018, sau đó tăng 6,1% hằng năm cho tới năm 2028, Grant Thornton dẫn nguồn từ Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới.

Chính những bước tăng trưởng mạnh mẽ này đã thúc đẩy đầu tư vào phân khúc khách sạn. Trong năm 2017, thị trường có 79 khách sạn cao cấp từ 3 đến 5 sao mới được đưa vào hoạt động, trong đó có 10 khách sạn 5 sao với số phòng thêm mới là 101.400 phòng, đưa tổng số phòng năm 2017 tăng 10% so với năm ngoái.

Giá phòng bình quân năm 2017 cũng tăng 2,8% so với năm 2016, từ 89,3 USD tới 91,8 USD. Sau sự sụt giảm nhẹ vào năm 2016, giá phòng bình quân của khách sạn 5 sao đã có dấu hiệu hồi phục, tăng 4,2% so với năm ngoái. Giá phòng khách sạn 4 Sao tăng ít hơn, ở mức ít hơn 1%.

Theo khu vực, giá phòng bình quân ở cả 3 vùng đều có sự cải thiện, với khu vực miền Trung tăng mạnh nhất ở mức 5,7%, tiếp đó là khu vực miền Bắc ở mức 4,4%.

Doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPAR) theo một số tiêu chí phân loại RevPAR tăng đáng kể ở cả hai hạng sao, với tỷ lệ tăng 7,6% cho khách sạn 4 Sao và 10,2% cho khách sạn 5 Sao.

Phản hồi từ các khách sạn 4 và 5 sao cho thấy với họ việc tích hợp công nghệ số vào hoạt động của khách sạn có ý nghĩa quan trọng. Thống kê cho thấy có trung bình 89,8% khách sạn coi rằng việc tích hợp công nghệ số vào dịch vụ khách sạn sẽ là yếu tố làm thay đổi thị trường khách sạn Việt Nam.

Grant Thornton kỳ vọng trong tương lai, với việc chính sách Visa được gia hạn thêm 3 năm, tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến từ 5 quốc gia nằm trong chính sách này, cũng như lượng khách đến từ phương Tây nói chung, có thể được kỳ vọng sẽ tăng nhanh.

Đơn vị này cũng cho biết thêm, trong năm 2018, chỉ tính trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã có đón khoảng 6,7 triệu lượt khách, tăng 26,7% so với con số của năm trước. vì vậy tiêu thu hút 15 đến 17 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2018 là hoàn toàn trong tầm tay.

  • Nhiều “ông lớn” điều hành khách sạn đổ bộ vào thị trường Việt Nam

    Nhiều “ông lớn” điều hành khách sạn đổ bộ vào thị trường Việt Nam

    CafeLand - Thị trường khách sạn Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ số lượng các dự án mang thương hiệu và sự xuất hiện của nhiều nhà điều hành nước ngoài trong vài năm qua. Số lượng dự án mang thương hiệu tăng trưởng từ 30 vào năm 2010 lên đến 79 vào cuối năm 2017, theo Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương.

Thanh Thịnh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.