Sáng 16/12, tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản và hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản.
Đây là lần thứ 6 cuộc tọa đàm này được tổ chức, sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các tập đoàn lớn tham gia tọa đàm đều đã đầu tư vào Việt Nam và khẳng định quyết tâm tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư tại Việt Nam thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản - Ảnh: VGP
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ 2 về hợp tác lao động, đứng thứ 3 về hợp tác đầu tư và du lịch, đứng thứ 4 về hợp tác thương mại. Hai nền kinh tế có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau cùng phát triển.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam xuất siêu khoảng 25 tỷ USD, thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn FDI đăng ký và giải ngân khoảng 20 tỷ USD… Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
“Việt Nam là nơi khu trú an toàn trong cơn bão kinh tế hiện nay trên thế giới, xét về mọi mặt khác nhau”, Thủ tướng nói.
Ông nhắc lại chủ trương Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới như kinh tế xanh, công nghiệp bán dẫn, năng lượng mới (như hydrogen). Đây là những lĩnh vực Nhật có kinh nghiệm, thế mạnh và Việt Nam nhiều tiềm năng, nhu cầu. Đồng thời, đây cũng là những lĩnh vực trọng tâm trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ giữa hai nước.
Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, như cơ chế mua bán điện trực tiếp, tín chỉ carbon, điện sinh khối… để khuyến khích phát triển các lĩnh vực ưu tiên; vừa qua các luật liên quan đã được xây dựng và ban hành như Luật Điện lực (sửa đổi)…
Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng phát triển xanh; đào tạo, cung ứng nhân lực cho phát triển xanh với quan điểm con người là yếu tố quyết định.
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) thế hệ mới; các nguồn đầu tư tài chính xanh, đầu tư cho chuyển đổi năng lượng trong khuôn khổ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP),…
Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trao đổi kinh nghiệm quản trị, phát triển văn hóa kinh doanh.
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, góp phần tăng cường tính chống chịu của các chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, trong đó chú trọng tính minh bạch, đa dạng, bền vững và ổn định như Tuyên bố chung giữa hai nước đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 715 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng nguồn vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD,... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống k...
-
Các tập đoàn bán dẫn hàng đầu Mỹ quy tụ tại Việt Nam
Trong hai ngày 10 và 11/12, các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Mỹ như Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon và Skyworks đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn do ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA), dẫn ...
-
Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 185 tỷ USD
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 185 tỷ USD, tiến gần đến mốc 200 tỷ USD.