23/11/2012 10:02 PM
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới-WB, với 9 tỷ USD, Việt Nam đứng thứ 7 về nhận kiều hối năm 2012. Tổng kiều hối các nước đang phát triển dự định nhận được trong năm nay lên đến 406 tỷ USD.

Đứng đầu danh sách là Ấn Độ với kỷ lục là 70 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc (66 tỷ), Mexico và Philippine mỗi nước nhận 24 tỷ USD.

Năm 2012 Việt Nam nhận được 9 tỉ USD kiều hối

Theo WB, kiều hối năm nay, kể cả những nước có thu nhập cao, sẽ lên đến 534 tỷ. Các nước khác nhận được nhiều kiều hối là: Nigeria (21 tỷ USD), Ai-Cập (18 tỷ USD), Pakistan và Bangladesh mỗi nước nhận 14 tỷ USD, Việt Nam (9 tỷ USD) và Li Băng (7 tỷ USD).

Theo số liệu thống kê chính thức, luồng kiều hối chảy vào các nước đang phát triển dự tính tăng 6,5%/ năm, từ trên 351 tỷ USD năm 2011 với Ấn Độ đứng đầu bảng là 58 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc (57 tỷ USD), Mexico (24 tỷ USD) và Philippine (23 tỷ USD).

Lượng kiều hối toàn cầu, bao gồm cả các nước có thu nhập cao, dự tính sẽ tăng đến 685 tỷ USD vào năm 2015.
Theo tính toán của WB, kiều hối vào các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 8% vào năm 2013 và 10% vào năm 2014 để đạt 534 tỷ USD vào năm 2015.

Trong báo cáo của mình, WB ghi nhận rằng tầm cỡ của lượng kiều hối, kể cả nguồn tiền không ghi nhận được thông qua các kênh chính thức và không chính thức, được cho là lớn hơn số đó nhiều.

WB nói rằng: “So với nguồn vốn của tư nhân, lượng kiều hối cho thấy có sự phát triển đáng kể kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ có một sự giảm sút khiêm tốn trong năm 2009, tiếp theo là một sự phục hồi nhanh. Khối lượng kiều hối vào các nước đang phát triển giờ đây lớn gấp ba lần số tiền viện trợ phát triển chính thức (ODA)”.

Trong số các khu vực thuộc các nước đang phát triển, Nam Á và Trung Đông và Bắc Phi có tăng trưởng mạnh nhất, chủ yếu do các hoạt động kinh tế mạnh mẽ ở các nước trong tổ chức Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) thúc đẩy.

Đối với khu vực Nam Á, lượng kiều hối năm 2012 dự kiến đạt tổng cộng là 109 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2011. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ thu hút được 114 tỷ USD, với mức tăng là 7,2% so với năm 2011; trong khi đó khu vực Trung và Bắc Á dự kiến sẽ thu được 47 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Kiều hối của Ai Cập bắt đầu tăng từ năm 2010, có lẽ do người nhập cư nước ngoài tăng giúp đỡ đối với gia đình trong nước trước sự bất ổn về chính trị và số tiền tiết kiệm do những người hồi hương mang về.

Kiều hối về khu vực Mỹ Latinh và Caribbe được hỗ trợ bởi sự phục hồi kinh tế và sự cải thiện tương đối trong thị trường lao động ở Mỹ, nhưng khá khiêm tốn do sự yếu kém của nền kinh tế châu Âu.

Tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, các nước nhận được tỷ lệ cao nhất về kiều hối năm 2011 là Tajikistan (47%), Liberia (31%), Cộng hòa Kyrgyz (29%), Lesotho (27%), Moldova (23%), Nepal (22%) và Samoa (21%).

Kiều hối vào các khu vực châu Âu, Trung Á và Tiểu khu vực Sahara dự kiến sẽ không tăng hay giảm, chủ yếu là do kinh tế giảm sút tại các nước có thu nhập cao ở châu Âu.

Lượng kiều hối vào khu vực châu Âu và Trung Á dự tính ở mức không thay đổi là 41 tỷ USD, và 31 tỷ USD vào khu vực Tiều vùng sa mạc Sahara trong năm nay, mặc dù hai khu vực này dự kiến sẽ có phục hồi mạnh trong lĩnh vực nguồn kiều hối trong năm 2013.

Theo Phạm Ngọc Uyển (Đất Việt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.