Tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được đề xuất tăng vốn đầu tư thêm hơn 16.000 tỉ đồng (Ảnh minh họa)
UBND TP Hà Nội vừa trình Thủ tướng xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Được biết, dự án này được phê duyệt đầu tư từ năm 2008 có chiều dài 11,5km, tổng vốn đầu tư 19.555 tỉ đồng. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.
Trong nội dung tờ trình, UBND TP. Hà Nội đề xuất tăng tổng mức đầu tư dự án lên gần 35.590 tỉ đồng (tăng hơn 16.030 tỉ) so với tổng mức được phê duyệt năm 2008. Trong đó, vốn vay ODA sau điều chỉnh hơn 29.670 tỉ đồng, vốn đối ứng của Hà Nội hơn 5.910 tỉ đồng.
Theo UBND TP. Hà Nội, những hạng mục tăng vốn đầu tư nhiều nhất là chi phí xây dựng và chi phí thiệt bị. Việc tăng tổng mức đầu tư do các thay đổi quy mô, tỷ giá quy đổi, biến động về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và tiền lương...
Về chiều dài dự án, UBND thành phố đề xuất giữ nguyên so với phê duyệt năm 2008. Tuy nhiên, sẽ điều chỉnh đoạn đi trên cao từ 8,5 lên 8,9 km và đoạn đi ngầm giảm từ 3 xuống 2,6 km.
Việc điều chỉnh này là do thay đổi phương án đoạn chuyển tiếp từ phần cầu cạn sang hầm, điều chỉnh phạm vi giữa phần trên cao và ngầm.
Về thời gian thực hiện dự án, UBND TP. Hà Nội đề xuất gia hạn đến năm 2031, cụ thể dự án sẽ vận hành trong năm 2029 và hai năm tiếp theo để đào tạo, bảo dưỡng.
Theo quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn 2050, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội khu vực đô thị trung tâm gồm 9 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km.
Trong 9 tuyến này, hiện chỉ mới có tuyến Cát Linh – Hà Đông (tuyến 2A) đã được đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm 2022. Tuyến Nhổn – Ga Hà Nội sau hàng chục năm vẫn đan thi công. Các tuyến còn lại chưa được triển khai xây dựng.
-
Metro Nhổn - ga Hà Nội tăng vốn lên hơn 34.8000 tỉ đồng
Sau khi điều chỉnh, tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội sẽ tăng vốn đầu tư lên hơn 34.800 tỉ đồng (tăng thêm hơn 1.900 tỉ so với trước đó), thời gian triển khai cũng gia hạn thêm từ 2009 – 2022 thành 2029 – 2027 (tăng thêm 5 năm).
-
Một doanh nghiệp muốn làm dự án khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
-
Diễn biến mới về 2 cây cầu hơn 36.000 tỉ bắc qua sông Hồng sắp được Hà Nội đầu tư
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư với 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây đều là những hạ tầng quan trọng, có vốn đầu tư lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư dự ...
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....