Xét xử vụ án “giang hồ Tuấn em” trên đảo Phú Quốc thu hút sự quan tâm của người dân. Ảnh: Hồng Lĩnh
Khi phiên tòa kết thúc, ông Thương vừa bước ra cửa thì bị nhóm người này bất ngờ tấn công. Ông Thương phải nhờ đến sự can thiệp của lực lượng công an và tòa án mới thoát khỏi vòng vây.
Ông Thương nói đó là dân “xã hội đen” dưới sự chỉ đạo của một người tên Xuẩn, núp bóng doanh nghiệp đi ký hợp đồng “giải quyết tranh chấp”, rào đất, cất nhà trái phép… Họ sẽ căn cứ theo giá trị đất để lấy tiền thù lao, thấp nhất là 30-50 triệu đồng, có những phi vụ lên đến vài tỷ. Xuẩn từ một người tay trắng ra đảo hơn 5 năm trước, nay đã có biệt thự khang trang.
Trò chuyện với PV Tiền Phong, ông Thương bức xúc: Hơn 30 năm sống trên đảo Phú Quốc tôi thấy người dân nơi đây xưa nay hiền lành, thật thà chất phác. Tệ nạn xã hội trên đảo hầu như không có. Bây giờ không chỉ cướp của mà còn có cả giết người nữa rồi. Đảo du lịch mà cứ ra đường là gặp “xã hội đen” là sao?
Ông Thương kể nhiều lần bị hăm dọa. “Có lần một nhóm kéo đến tòa án huyện Phú Quốc. Lúc đó tôi đang tham gia một vụ kiện (theo ủy quyền của người dân) tại tòa. Chúng nó kêu tôi ra cổng để “tính sổ”. Chợt tôi nhận ra thằng cháu bà con, tôi chỉ mặt bảo: Ai kêu chúng mày tới đây? Hỏi mãi nó mới khai là ông T. thẩm phán trong tòa. Đây là băng nhóm của “Dũng Sông Hồng”. Thẩm phán T. sau đó bị kỷ luật chuyển công tác”.
Việc “xã hội đen” kéo nhau đến dự phiên tòa công khai, hay kéo đến một số cơ quan công quyền diễn ra không phải một lần trên đảo Phú Quốc.
Từng có một nhóm người từ nước ngoài về giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng mua bán đất trị giá hơn 30 tỷ đồng. Vào khoảng năm 2010, ông Tr. Việt kiều Pháp ra Phú Quốc nhờ một người tên H. tìm mua đất. Sau đó ông Tr. đột ngột qua đời, người vợ phát hiện ra trong đống hồ sơ của chồng có hợp đồng mua bán đất ở Phú Quốc. Sau nhiều lần đàm phán bất thành, khoảng vài tuần sau có một nhóm người tìm gặp ông H., xưng là Việt kiều đang sinh sống tại Nga. Nhóm này đưa ảnh các con của ông H. (đang học ở Úc) ra và nói: Chúng tôi không lấy mạng ông làm gì. Nếu không trả lại tiền cho vợ ông Tr. thì mãi mãi ông sẽ không nhìn thấy con nữa… Đến lúc này thì ông H. mới đồng ý trả lại tiền.
Anh Lê Minh Kh. một nạn nhân của “xã hội đen” kể: Hôm đó tôi đang làm việc ở Ban QLDA huyện thì nhận được điện thoại của vợ báo có một nhóm đang đến đo đất nhà mình. Tôi yêu cầu ngưng lại, nếu tranh chấp, đo đạc thì phải có chính quyền. Nhưng khi tôi vừa bước vào nhà thì bị nhóm người này tấn công, phải đi cấp cứu. Tuy nhiên nhóm người nói trên vẫn không buông tha, tối đó chúng còn tới chửi bới, hù dọa, đốt pháo sáng ném vào nhà. Chi nhánh công ty của vợ ở TPHCM cũng bị ném mắm tôm, bôi sơn vào cổng”.
Lộng hành?
Về tình hình “lộn xộn và phức tạp” diễn ra trên đảo Phú Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một cuộc họp trung tuần tháng 4/2018, đã đặt câu hỏi với ông Phạm Vũ Hồng - khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang: Có hay không tình trạng xã hội đen lộng hành? Ông Hồng thừa nhận có tình trạng này và cho biết, theo thống kê của công an, trên đảo có 9 băng nhóm, chủ yếu người từ tỉnh thành khác tới, chiếm khoảng 70-80%.
Theo báo cáo của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Kiên Giang: Từ năm 2017 khi Chính phủ cân nhắc đưa Phú Quốc lên đặc khu, hòn đảo này có tới 15 băng nhóm với 417 đối tượng hình sự ở các tỉnh thành tới hoạt động cho vay nặng lãi, bảo kê tranh giành đất, mua bán dự án, đất rừng, đất nhà nước quản lý, tổ chức hoạt động tệ nạn xã hội.
Báo cáo tham luận tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phú Quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 về “Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện” nhận định: Phạm pháp hình sự, tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng từng lúc gia tăng, nhất là nhóm đối tượng hoạt động tín dụng đen, núp bóng doanh nghiệp bảo kê, bao chiếm đất, tranh chấp, tranh giành đất thuê, đòi nợ thuê… Diễn biến sắp tới có thể phức tạp khi Phú Quốc lên thành phố.
Đầu năm 2020, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo kết luận, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, yêu cầu Kiên Giang phát huy mô hình tổ liên ngành, trong đó lực lượng công an làm nòng cốt để ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm trên địa bàn huyện Phú Quốc, không để các đối tượng "xã hội đen" lộng hành, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về an ninh trật tự.
-
Vì sao một dự án ‘đắp chiếu’ ở Phú Quốc được đề xuất ‘giải cứu’?
Trong khi UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo xem xét thu hồi dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định đầu tư thì BQL Khu kinh tế Phú Quốc đề xuất tiếp tục cho triển khai.
-
CityLand Phú Quốc "thở phào" khi dự án 4.900 tỷ Phú Quốc được khơi thông
Ngày 14/11, tại kỳ họp thứ 28, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) đã đồng ý chủ trương chuyển đổi hơn 57 ha đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm tại Phú Quốc....
-
Eschuri Vung Bau: "Siêu phẩm" golf Việt Nam chinh phục truyền thông Hàn Quốc
Mới đây, truyền hình SBS và nhật báo kinh tế Hàn Quốc – Hankyung giới thiệu Phú Quốc, điểm đến hàng đầu của du khách “xứ sở kim chi” đang thu hút giới mộ điệu golf với sự ra mắt của Eschuri Vung Bau Golf....
-
Kiên Giang thống nhất kế hoạch đầu tư công trung hạn dự kiến 139.000 tỷ đồng
Sáng 30/9, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 26 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.