14/07/2011 7:18 AM
Các công trình xây dựng ngưng trệ đã tác động không nhỏ đến nhà thầu và hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD).

Đìu hiu chợ vật liệu “Trong khi vài tháng trước VLXD đang rất nóng vì khan hiếm thì đột ngột gần một tháng trở lại đây trở nên ế ẩm” - ông Bùi Châu, chủ một cửa hàng kinh doanh VLXD trên đường Bình Long (P. Bình Hưng Hòa, Q.Tân Phú) nói. Ông cho biết, doanh số bán của hầu hết các mặt hàng từ sắt thép, xi măng, gạch ngói đến các mặt hàng trang trí nội thất… đều giảm 50-60%. Một số chủ doanh nghiệp kinh doanh VLXD khác cũng cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là kể từ tháng 5 đến nay. Những năm trước, lúc cao điểm xây dựng, các nhà thầu nhỏ phải “xếp hàng” mới lấy được hàng. Năm nay ngược lại, tuy đã đặt hàng từ trước nhưng nhiều nhà thầu chấp nhận chịu bồi thường chứ không đến nhận VLXD như hợp đồng đã ký. Giá nhiều mặt hàng VLXD cũng giảm theo sự ế ẩm về đầu ra. Theo khảo sát của phóng viên báo Tiền Phong tại thị trường TPHCM những ngày gần đây, giá tôn xây dựng giảm từ 13.600 đồng xuống 12.800 đồng/kg so với mức bình quân hồi tháng 5; Một số loại sắt phi 6, 8 Vinasteel bán lẻ giảm trung bình khoảng 500 đồng/kg. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp và các nhà phân phối thép đã 3 lần giảm giá bán. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết lượng thép xây dựng bán của các công ty thành viên trong tháng 5 là 389.712 tấn, giảm 11,37% so với tháng trước đó. Xi măng cũng trong tình trạng ế ẩm không kém. Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, lượng tiêu thụ của VICEM đã tụt giảm đáng kể. VICEM cho rằng cùng với cắt giảm đầu tư công, các tháng 5, 6 bước vào mùa mưa nên nhu cầu tiêu thụ xi măng sụt giảm mạnh. Chồng chất nợ “Các khách hàng của chúng tôi là chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà thầu xây dựng và cả những nhà sản xuất bê tông xây dựng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn đầu tư”- ông H.B, Tổng giám đốc một DN chuyên cấp VLXD cho các công trình xây dựng và các nhà sản xuất bê tông xây dựng có trụ sở trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.1, TPHCM) nói. Vì gặp khó khăn về vốn nên các Cty này nợ nần chồng chất, trong đó có khoản nợ những đơn vị cung cấp VLXD. Ông H.B cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, chỉ riêng một loại phụ gia dùng để sản xuất bê tông, nợ quá hạn của các khách hàng đối với công ty của ông lên tới 30 tỷ đồng. “Nếu không tiếp tục cung cấp VLXD và cho khách hàng duy trì nợ thì khách hàng sẽ chết, và khả năng thu hồi nợ là rất khó khăn; Song nếu tiếp tục cho nợ thì không khéo Cty tôi cũng chết, ông H.B nói. Ông H.B phải tính đến việc bán bớt một số bất động sản để lấy vốn gồng mình qua cơn khó. Ông P.T - Phó tổng giám đốc một Cty sản xuất gạch ốp lát tại Bình Dương cũng than phiền từ mấy tháng nay sản phẩm bán ra nhưng gần như không thu được vốn. Nhà thầu điêu đứng Giám đốc công ty xây dựng T.H.P, ông Đào Văn Chinh cho biết từ đầu năm 2011 đến nay do số lượng hợp đồng ít, cùng với việc chủ đầu tư giãn tiến độ công trình nên khối lượng công việc giảm mạnh so với năm ngoái. Trong khi đó, máy móc thiết bị thi công đã đầu tư từ nguồn vốn vay nên phải chịu lãi. Chưa kể chi phí bảo quản máy móc, nhân công quản lý công trường… “Mỗi ngày ngưng thi công, chúng tôi phải mất ít nhất 30 triệu đồng và mỗi tháng gần 1 tỷ đồng cho các khoản chi phí kể trên”- ông Chinh nói. Theo ông, với một doanh nghiệp quy mô vừa phải như công ty ông, sự thiệt hại kể trên là quá lớn. Để giảm thiệt hại, ông Chinh đang tìm cách bán bớt thiết bị cho các nhà thầu có tiềm lực hơn, song trong hoàn cảnh hiện nay cũng không dễ bán. Cũng theo ông Chinh, ông cũng như nhiều nhà thầu xây dựng khác phải lẳng lặng rút khỏi các công trình với những món nợ không nhỏ. Cty ông trở thành chủ nợ bất đắc dĩ của các chủ đầu tư dự án, bởi phải ứng vốn trước để thi công công trình. Trong lúc khó khăn này, các chủ đầu tư không có khả năng thanh toán kịp thời và nợ quá hạn đối với Cty ông tính đến nay lên đến gần 50 tỷ đồng. Cũng do nhà thầu chậm thanh toán, Cty ông buộc phải nợ lại các nhà cung cấp vật liệu xây dựng và ngân hàng. Hàng nghìn công nhân xây dựng cũng buộc phải rời khỏi công trường trong tình trạng thiếu việc làm. Anh Cường (31 tuổi), một công nhân xây dựng ở xã Phước Kiểng (huyện Nhà Bè) cho biết từ đầu năm 2011 đến nay công trình không nhiều nên việc làm cũng không thường xuyên như trước. Lúc đầu, ngày làm ngày nghỉ, dần dần một ngày làm ba ngày nghỉ. Cho đến gần đây, xí nghiệp (trực thuộc một Cty cổ phần xây dựng quy mô lớn, trụ sở tại quận 1) thông báo: Nghỉ đến khi nào có việc sẽ gọi đi làm!

Giống như nhiều dự án khác tại quận 7, dự án nhà ở văn phòng tại địa chỉ 542 A, đường Huỳnh Tấn Phát phải ngưng trong tình trạng dở dang.

Đìu hiu chợ vật liệu

“Trong khi vài tháng trước VLXD đang rất nóng vì khan hiếm thì đột ngột gần một tháng trở lại đây trở nên ế ẩm” - ông Bùi Châu, chủ một cửa hàng kinh doanh VLXD trên đường Bình Long (P. Bình Hưng Hòa, Q.Tân Phú) nói. Ông cho biết, doanh số bán của hầu hết các mặt hàng từ sắt thép, xi măng, gạch ngói đến các mặt hàng trang trí nội thất… đều giảm 50-60%.

Một số chủ doanh nghiệp kinh doanh VLXD khác cũng cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là kể từ tháng 5 đến nay. Những năm trước, lúc cao điểm xây dựng, các nhà thầu nhỏ phải “xếp hàng” mới lấy được hàng. Năm nay ngược lại, tuy đã đặt hàng từ trước nhưng nhiều nhà thầu chấp nhận chịu bồi thường chứ không đến nhận VLXD như hợp đồng đã ký.

Giá nhiều mặt hàng VLXD cũng giảm theo sự ế ẩm về đầu ra. Theo khảo sát của phóng viên báo Tiền Phong tại thị trường TPHCM những ngày gần đây, giá tôn xây dựng giảm từ 13.600 đồng xuống 12.800 đồng/kg so với mức bình quân hồi tháng 5; Một số loại sắt phi 6, 8 Vinasteel bán lẻ giảm trung bình khoảng 500 đồng/kg.

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp và các nhà phân phối thép đã 3 lần giảm giá bán. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết lượng thép xây dựng bán của các công ty thành viên trong tháng 5 là 389.712 tấn, giảm 11,37% so với tháng trước đó.

Xi măng cũng trong tình trạng ế ẩm không kém. Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, lượng tiêu thụ của VICEM đã tụt giảm đáng kể. VICEM cho rằng cùng với cắt giảm đầu tư công, các tháng 5, 6 bước vào mùa mưa nên nhu cầu tiêu thụ xi măng sụt giảm mạnh.

Chồng chất nợ

“Các khách hàng của chúng tôi là chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà thầu xây dựng và cả những nhà sản xuất bê tông xây dựng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn đầu tư”- ông H.B, Tổng giám đốc một DN chuyên cấp VLXD cho các công trình xây dựng và các nhà sản xuất bê tông xây dựng có trụ sở trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.1, TPHCM) nói.

Vì gặp khó khăn về vốn nên các Cty này nợ nần chồng chất, trong đó có khoản nợ những đơn vị cung cấp VLXD. Ông H.B cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, chỉ riêng một loại phụ gia dùng để sản xuất bê tông, nợ quá hạn của các khách hàng đối với công ty của ông lên tới 30 tỷ đồng.

“Nếu không tiếp tục cung cấp VLXD và cho khách hàng duy trì nợ thì khách hàng sẽ chết, và khả năng thu hồi nợ là rất khó khăn; Song nếu tiếp tục cho nợ thì không khéo Cty tôi cũng chết, ông H.B nói. Ông H.B phải tính đến việc bán bớt một số bất động sản để lấy vốn gồng mình qua cơn khó.

Ông P.T - Phó tổng giám đốc một Cty sản xuất gạch ốp lát tại Bình Dương cũng than phiền từ mấy tháng nay sản phẩm bán ra nhưng gần như không thu được vốn.

Nhà thầu điêu đứng

Giám đốc công ty xây dựng T.H.P, ông Đào Văn Chinh cho biết từ đầu năm 2011 đến nay do số lượng hợp đồng ít, cùng với việc chủ đầu tư giãn tiến độ công trình nên khối lượng công việc giảm mạnh so với năm ngoái. Trong khi đó, máy móc thiết bị thi công đã đầu tư từ nguồn vốn vay nên phải chịu lãi. Chưa kể chi phí bảo quản máy móc, nhân công quản lý công trường…

“Mỗi ngày ngưng thi công, chúng tôi phải mất ít nhất 30 triệu đồng và mỗi tháng gần 1 tỷ đồng cho các khoản chi phí kể trên”- ông Chinh nói. Theo ông, với một doanh nghiệp quy mô vừa phải như công ty ông, sự thiệt hại kể trên là quá lớn. Để giảm thiệt hại, ông Chinh đang tìm cách bán bớt thiết bị cho các nhà thầu có tiềm lực hơn, song trong hoàn cảnh hiện nay cũng không dễ bán.

Cũng theo ông Chinh, ông cũng như nhiều nhà thầu xây dựng khác phải lẳng lặng rút khỏi các công trình với những món nợ không nhỏ. Cty ông trở thành chủ nợ bất đắc dĩ của các chủ đầu tư dự án, bởi phải ứng vốn trước để thi công công trình.

Trong lúc khó khăn này, các chủ đầu tư không có khả năng thanh toán kịp thời và nợ quá hạn đối với Cty ông tính đến nay lên đến gần 50 tỷ đồng. Cũng do nhà thầu chậm thanh toán, Cty ông buộc phải nợ lại các nhà cung cấp vật liệu xây dựng và ngân hàng.

Hàng nghìn công nhân xây dựng cũng buộc phải rời khỏi công trường trong tình trạng thiếu việc làm. Anh Cường (31 tuổi), một công nhân xây dựng ở xã Phước Kiểng (huyện Nhà Bè) cho biết từ đầu năm 2011 đến nay công trình không nhiều nên việc làm cũng không thường xuyên như trước.

Lúc đầu, ngày làm ngày nghỉ, dần dần một ngày làm ba ngày nghỉ. Cho đến gần đây, xí nghiệp (trực thuộc một Cty cổ phần xây dựng quy mô lớn, trụ sở tại quận 1) thông báo: Nghỉ đến khi nào có việc sẽ gọi đi làm!

Theo Đại Dương (Tiền Phong)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.