Bê tông xanh là vật liệu xây dựng đang được nghiên cứu ứng dụng nhằm góp phần giải quyết tình trạng ngập úng tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM.

Hiện nay, tình trạng đường biến thành sông do ngập úng ở các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP. HCM diễn ra rất phổ biến. Theo đó, ngập úng tại các đô thị đã gây ra ách tắc giao thông; nguy hiểm tính mạng người dân, nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ ngừng hoạt động, gây ô nhiễm môi trường…

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngập lụt ở các đô thị, là do hệ thống thoát nước đô thị hiện nay đã cũ, xuống cấp, không đáp ứng lưu lượng thoát nước mưa; thậm chí tại một số đô thị chưa có giải pháp tổng thể để xử lý ngập úng.

Tình trạng đường biến thành sông do ngập úng ở các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP. HCM diễn ra rất phổ biến

Tại hội thảo "Xu hướng công nghệ - Vật liệu trong công trình xây dựng" do Bộ Xây dựng tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng, việc áp dụng các vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường góp phần chống ngập hiệu quả là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Việc áp dụng các vật liệu xanh theo hướng xã hội hóa, vừa hiệu quả trong giải pháp chống úng ngập cho các đô thị, vừa giảm ngân sách cho nhà nước lụt là trong một giải pháp mang tính tổng thể.

Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu, sản xuất một số loại vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình ngầm, đảm bảo chất lượng, mang lại hiệu quả như bằng vật liệu bê tông hữu cơ polymer, bê tông hốc rỗng…

Ứng dụng vật liệu bê tông xanh trong chống ngập úng đô thị

Bê tông hữu cơ polymer hay còn gọi là bê tông xanh, đây là một vật liệu tổng hợp bao gồm các cốt liệu thông thường như cát, đá sỏi và chất kết dính polyme hữu cơ tổng hợp. Trên thực tế, các loại vật liệu góp phần chống ngập như polymer cũng đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng vào các công trình quan trọng.

Tương tự, bê tông hốc rỗng với khả năng thoát nước tốt cũng là một giải pháp khả thi được nhiều cơ quan, đơn vị ứng dụng thực tế.

Cụ thể, với bê tông hốc rỗng có độ rỗng từ 20-25%, độ dày 20cm thì sẽ trữ được 4-5cm nước. Với việc sử dụng bê tông hốc rỗng, bề mặt vỉa hè được nhìn nhận như là một bề mặt thoát nước và trữ được nước góp phần làm giảm tải ngập úng đô thị.

Cũng tại hội thảo, một số doanh nghiệp cũng đã giới thiệu một số giải pháp mới, góp phần chống úng ngập, có thể sử dụng tại các đô thị của Việt Nam.

Đơn cử, như việc sử dụng bể ngầm thu gom nước mưa chống ngập bằng polyme, qua đó góp phần giải quyết 3 vấn đề chính tại các đô thị hiện nay là: Thu gom, chứa nước mưa, tái sử dụng cho các hoạt động con người; giảm áp lực cho hệ thống thoát nước đô thị đầu cơn mưa; giảm ngập lụt đô thị do nước mưa đổ dồn từ khu vực cao sang khu vực trũng của thành phố.

Bên cạnh đó, cần nghiêm cấm một số dịch vụ kinh doanh như rửa xe, tưới cây, rửa đường...sử dụng nước máy, bắt buộc dùng nước mưa tái sử dụng.

  • Chống nóng bằng gạch làm mát có thật sự hiệu quả?

    Chống nóng bằng gạch làm mát có thật sự hiệu quả?

    Với khả năng cách âm, cách nhiệt, giảm chi phí nhân công và đặt biệt là phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, gạch làm mát là giải pháp chống nóng được sử dụng phổ biến cho các hạng mục của công trình như tường, trần, sàn, vách.

Hữu Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.