Ngày nay, mặc dù có nhiều loại vật liệu xây dựng mới ra đời như các tấm lợp, tôn, ngói màu… nhưng ngói lưu ly vẫn được ưa chuộng sử dụng trong các nhà thờ, nhà cổ, văn miếu, đình, chùa và lăng tẩm xưa...
Loại ngói này được sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc truyền thống vì mang nhiều ý nghĩa. Sử dụng ngói lưu ly để lợp mái, con người xưa đặt vào đó hy vọng về một cuộc sống mưa thuận gió hòa, êm ấm và ổn định.
Ngói lưu ly là một loại ngói đặc trưng trong các công trình xưa cổ, tạo nên sự uy nghiêm, cổ kính
Tại Việt Nam, ngói lưu ly cũng đã được sử dụng cho các công trình du lịch, các trung tâm giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Ngói lưu ly là gì?
Ngói lưu ly hay còn gọi là ngói âm dương có nguồn gốc từ Trung Hoa. Sở dĩ gọi là ngói âm dương bởi khi lợp ngói, hai viên ngói hình chóp cụt được đặt úp vào nhau như biểu tượng âm dương.
Tùy theo vùng miền mà loại ngói này sẽ có những tên gọi khác nhau. Cụ thể, tên âm dương thường được sử dụng phổ biến với khách hàng phía Bắc, còn vùng Trung Nam Bộ trở đi thì lại gọi là lưu ly.
Trong xây dựng, ngói lưu ly là một loại ngói đặc trưng, phổ biến trong các công trình xưa cổ, tạo nên sự uy nghiêm, cổ kính. Ngoài ra, tùy vào mục đích sử dụng mà trong quá trình sản xuất, người ta sẽ tạo nên trên bề mặt ngói những họa tiết khác nhau, có thể là hình rồng, hình mặt hổ.
Cấu tạo ngói lưu ly
Một bộ ngói lưu ly có cấu tạo đầy đủ bao gồm:
- Ngói âm: Là viên ngói to ngửa lên, ngói âm là ngói tráng men ở mặt lõm.
- Ngói dương: Là viên tròn úp, ngói dương được tráng men một phần ở mặt lồi.
- Riềm (còn gọi là diềm): Là phần trang trí mái bao gồm riềm âm và riềm dương.
Cụ thể, viên ngói âm có kiểu dáng hình chữ nhật, cong nhẹ ở giữa tạo độ trũng. Khi lợp viên ngói âm sẽ ngửa lên trên. Mặt cong ở bên trong chính là phần sẽ được sơn phủ men lưu ly. Đây cũng là phần tiếp xúc trực tiếp với các tác động bên ngoài môi trường. Tương tự, viên ngói dương có hình trụ tròn khuyết với một đầu to và một đầu nhỏ.
Ngói lưu ly được sử dụng cho các công trình du lịch, các trung tâm giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp
Ngói âm và ngói dương thường được phủ một lớp men lưu ly bên ngoài. Men lưu ly là loại men gốm thuộc dòng men tốt, độ bền cao, có tác dụng tạo màu rất đẹp với tông màu trùng màu men cổ ngói lợp nhà.
Hiện nay, ngói âm dương được làm từ chất liệu khá đa dạng và cũng có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Cơ bản, thị trường cơ 2 loại phổ biến là ngói âm dương tráng men và ngói đất nung.
Ngói âm dương tráng men có nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng chống thấm nước, chống rêu mốc cao và không bị phai màu theo thời gian. Đặc biệt là độ bền cao, chất lượng tốt nên tuổi đời sản phẩm cũng kéo dài hơn. Chịu được sự thay đổi, tác động của các yếu tố thời tiết.
Còn với ngói âm dương nung, loại ngói này được làm từ chất liệu đất nung nên có màu đỏ tự nhiên. Theo đó, chi phí sản xuất ngói đất nung cũng thấp hơn so với loại âm dương tráng men.
Kích thước ngói lưu ly
Ngói lưu ly hiện nay có 4 kích thước lớn nhỏ, đáp ứng được nhu cầu của nhiều công trình.
Cỡ lớn (XL): định mức 15 cặp/m2.
Cỡ đại (L): định mức 27 cặp/m2
Cỡ trung (M): định mức 43 cặp/m2
Cỡ mini (S): định mức 80 cặp/m2
Ưu điểm ngói lưu ly
Tính thẩm mỹ cao
Ngói âm dương là sự kết hợp của đất nung được tráng men cùng những những nét chạm khắc, uốn lượn nhẹ nhàng, uyển chuyển tạo độ mềm mại cho công trình xây dựng.
Khi lợp ngói sẽ đan xen, một viên ngói dương nằm giữa hai viên ngói âm. Tinh tế, cầu kỳ, thẩm mỹ cao chính là những ưu điểm nổi bật của ngói âm dương.
Tuổi thọ cao
Thị trường có 2 loại phổ biến là ngói âm dương tráng men và ngói đất nung
Các sản phẩm ngói âm dương có tuổi thọ khá cao. Chính nhờ cấu tạo nửa vòng úp đã tạo ra tác dụng cho khoảng trống giữ khí, thông gió cho mái nhà.
Thi công đơn giản
Quá trình thi công lợp mái với loại ngói này cũng khá đơn giản, không tốt quá nhiều vật liệu xây dựng cũng như công sức.
Các loại ngói lưu ly sử dụng phổ biến trong xây dựng
Ngói hoàng lưu ly
Ngói lưu ly vàng
Ngói hoàng lưu ly hay còn gọi là ngói lưu ly vàng. Loại ngói này có màu vàng, thường được dùng để phục vụ cho xây dựng các công trình của vua chúa. Màu vàng tượng trưng cho sự uy nghiêm, cao quý và sang trọng.
Ngói thanh lưu ly
Là loại ngói có màu xanh da trời. Sắc xanh của ngói tượng trưng cho sự thanh thoát, nhẹ nhàng.
Ngói bích lưu ly
Là loại ngói có màu xanh ngọc bích. Sắc xanh ngọc bích tượng trưng cho sự quý phái, tinh tế nhưng không kém phần thanh thoát.
Ngói lưu ly Bát Tràng
Đây là loại ngói lưu ly Bát Tràng được nhiều người lựa chọn cho công trình đình chùa, miếu thờ… Loại ngói này được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao suốt nhiều giờ. Do đó, xương ngói thường chắc, độ bền cao, màu sắc tự nhiên và có tuổi thọ sử dụng cao.
Cách lợp mái ngói lưu ly
Trong quá trình thi công, có rất nhiều cách để lợp mái ngói lưu ly như lợp trên mái gỗ, lợp trên hệ xà gồ khung kèo thép hay cũng có thể lợp trên bề mặt bê tông.
So với các loại mái ngói thông thường, ngói lưu ly yêu cầu phức tạp hơn trong quá trình thi công. Cụ thể các bước lợp mái ngói lưu ly như sau:
Bước 1: Xác định vị trí tim mái, lợp riềm trước, khoảng cách giữa mỗi viên riềm với nhau khoảng 1-2cm.
Bước 2: Sau khi lợp hết hàng ngói, lau sạch phần xi măng thừa. Bề mặt ngói được làm sạch gia tăng thẩm mỹ đối với tổng thể công trình.
Bước 3: Hoàn thiện mái ngói lưu ly tiến hành gia cố hạng mục chống thấm.
-
Bảy thương hiệu ngói màu được ưa chuộng tại Việt Nam
Bên cạnh ngói đất nung truyền thống, các dòng ngói lợp mái màu sắc đa dạng cũng được nhiều người ưa chuộng.