Ngày 29/10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã ký văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi và các cơ quan, đơn vị liên quan yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Theo đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khi tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải chú trọng khâu lập hồ sơ mời tham gia đấu giá, xét chọn hồ sơ chặt chẽ để lựa chọn những doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu giá.
Trước khi tiến hành phiên đấu giá cần phổ biến thông tin cho tổ chức, cá nhân tham gia hiểu rõ số tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản chỉ là một phần nghĩa vụ của doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước để được quyền khai thác.
Ngoài tiền đó thì doanh nghiệp phải thực hiện nhiều khoản chi phí khác như: thăm dò, khai thác, chế biến, phải thực hiện nghĩa vụ thuế tài nguyên khoáng sản, phí bảo vệ môi trường.
Tỉnh Quảng Nam yêu cầu công an kiểm tra các cuộc đấu giá mỏ cát cao bất thường
Trong thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, tổ chức trúng đấu giá ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Để được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì tổ chức trúng đấu giá phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản, trong đó có tiền trúng đấu giá.
Trong quá trình thực hiện đấu giá, trường hợp có yếu tố bất thường với giá trả cao hơn nhiều lần so với giá bán ra của cùng chủng loại khoáng sản đấu giá tại địa phương để nhằm mục đích "phá" cuộc đấu giá, gây nhiễu loạn thị trường, có biểu hiện lợi dụng tham gia đấu giá để các tổ chức, cá nhân khác phải thương lượng nhằm trục lợi thì thông báo ngay cho các cơ quan chức năng xác minh, xử lý.
Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam giao Công an tỉnh chỉ đạo kiểm tra, xác minh các cuộc đấu giá có dấu hiệu bất thường, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá có các hành vi vi phạm.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản của các địa phương.
Trường hợp quy trình, thủ tục, tổ chức thực hiện còn bất cập, chưa đảm bảo quy định thì đề xuất sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp để ngăn chặn các hành vi tiêu cực, ngăn chặn tình trạng cố tình trả giá cao rồi bỏ tiền đặt trước.
Trước đó, ngày 18/10, tại hội trường UBND thị xã Điện Bàn diễn ra cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại điểm mỏ ký hiệu ĐB2B.
Phiên đấu giá trải qua 200 vòng đấu giá, kéo dài hơn 20 giờ đồng hồ. Kết quả, mỏ cát được chốt giá 370 tỷ đồng, cao hơn 308 lần so với giá khởi điểm (1,2 tỷ đồng). Doanh nghiệp trúng đấu giá là Công ty CP MT Quảng Đà có địa chỉ tại quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
-
2,3 triệu/m3 cát trong vụ đấu giá mỏ cát ở Điện Bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam có chỉ đạo nóng
Một mỏ cát trữ lượng 159.000 m3 tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vừa được một doanh nghiệp ở Đà Nẵng chốt với giá 370 tỷ đồng, khoảng hơn 2,3 triệu đồng/m3 cát.
-
Một mỏ cát ở Quảng Nam giá khởi điểm 1,2 tỷ, đấu giá lên tới 370 tỷ đồng
Mỏ cát ĐB2B ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam có giá khởi điểm 1,2 tỷ đồng nhưng kết quả trúng đấu giá lên tới 370 tỷ đồng, gấp hơn 308 lần so với giá khởi điểm.
-
Xi măng đồng loạt tăng giá
Trong bối cảnh giá nhiều nguyên liệu đầu vào tăng, riêng giá điện tăng 4,8% từ ngày 11/10, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng đã công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến là 50.000 đồng/tấn....
-
Có 10 nhà máy và hơn 7.400 lao động, nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất Việt Nam bất ngờ báo lỗ hàng trăm tỷ, vay nợ hơn 5.300 tỷ đồng
Biên lợi nhuận gộp suy giảm cộng với chi phí tăng mạnh khiến Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ báo lỗ sau thuế 186 tỷ đồng trong quý 4 niên độ tài chính 2023-2024, trong khi cùng kỳ niên độ trước lãi 438 tỷ đồng....
-
Tỉnh có “kho báu” trữ lượng hàng trăm triệu tấn ngay gần bờ biển vừa khai thác thêm mỏ cát 4 triệu m3 để làm cao tốc
Tài nguyên khoáng sản cát biển khu B1 tỉnh Sóc Trăng có trữ lượng cấp 333 và cấp 222 đạt 680 triệu m3. Trong đó, cấp tài nguyên 222 là 145 triệu m3 có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây d...