Cụ thể như sau:
- Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình giảm giá tối thiểu tính thuế tài nguyên từ 49.000 đồng/m3 xuống còn 27.000 đồng/m3, giá tối đa vẫn giữ nguyên mức 70.000 đồng/m3.
- Đá vôi sản xuất vôi công nghiệp (khoáng sản khai thác) giảm giá tối thiểu tính thuế tài nguyên từ 161.000 đồng/m3 còn 63.000 đồng/m3 và mức giá tối đa từ 230.000 đồng/m3 giảm còn 90.000 đồng/m3.
- Đá dăm các loại tăng giá tối thiểu từ 90.000 đồng/m3 lên 168.000 đồng/m3, giá tối đa vẫn giữ nguyên mức 240.000 đồng/m3.
- Cát san lấp (bao gồm cả cát nhiễm mặn) tăng giá tối đa tính thuế tài nguyên từ 80.000 đồng/m3 lên 200.000 đồng/m3...
- Cát đen dùng trong xây dựng giảm giá tối thiểu từ 70.000 đồng/m3 xuống còn 56.000 đồng/m3, tuy nhiên mức giá tối đa tăng từ 100.000 đồng/m3 lên 200.000 đồng/m3.
- Cát vàng dùng trong xây dựng giảm giá tính thuế tài nguyên từ 245.000 đồng/m3 còn 105.000 đồng/m3, giữ nguyên mức giá tối đa là 350.000 đồng/m3.
Ngoài việc giữ nguyên khung giá tính thuế tài nguyên đối với sạn trắng, thì các loại cuội, sỏi, sạn khác có mức giá tối thiểu giảm từ 168.000 đồng/m3, còn giá tối đa vẫn được giữ nguyên ở mức 240.000 đồng/m3...
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 5/3/2020.
-
Vật liệu thân thiện môi trường: Xu hướng phát triển bền vững
CafeLand – Thực tế cho thấy việc sử dụng các vật liệu truyền thống đang tác động xấu đến môi trường. Vấn đề của ngành xây dựng hiện nay là phải ưu tiên phát triển các loại vật liệu mới thân thiện môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.