Hiệp định RCEP có hiệu lực đối với 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như 4 thành viên không thuộc ASEAN gồm Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia.
Theo lộ trình, RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.
Hiệp định RCEP cũng sẽ giảm bớt các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên, chẳng hạn như thủ tục hải quan và kiểm dịch cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) ước tính, khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này có thể làm tăng thu nhập toàn cầu lên 186 tỷ USD mỗi năm, đến năm 2030 và thêm 0,2% vào nền kinh tế của các quốc gia thành viên.
Khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Thậm chí, với hiệp định này, Việt Nam và các nước ASEAN hoàn toàn có cơ hội để trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài.
Cơ hội tăng tốc thu hút đầu tư từ các nước thành viên RCEP sẽ lớn hơn, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nhiều cơ chế, chính sách vượt trội để đón đầu dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển. Ngoài ra, việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử,... tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.
Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...
Tuy nhiên, RCEP có thể mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Cam kết trong RCEP cũng sẽ làm giảm thuế quan của nhiều nước trong khối đối với hàng hóa Trung Quốc.
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh trong nước với một loạt hàng hóa mới có giá thành thấp hơn từ Trung Quốc. Một số ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi việc giảm thuế quan này. Đặc biệt, kinh tế thế giới cũng như nhiều nước trong khu vực đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.
-
“Tâm chấn” RCEP trong dòng chảy thương mại châu Á
Như bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết vào tháng 11/2020 sẽ tạo ra kẻ thắng người thua. Trong “tâm chấn” RCEP, cơ hội và thách thức đối với các nước thành viên được đặt ra rõ ràng hơn.
-
Thêm một quốc gia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
Ngày 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước khi Việt Nam và Malaysia quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện....
-
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Dominica kỳ vọng bứt phá sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ
Ngày 20/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Dominica, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Dominic...
-
World Bank đề xuất tài trợ hơn 11 tỷ USD cho Việt Nam trong vòng 5 năm tới
Sáng ngày 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã có buổi tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia....