Tất cả những dự đoán lạc quan nhất đến nay cho TTCK cũng chỉ là khả năng hồi phục được bắt đầu từ nửa cuối năm 2012. Nhưng ngay cả sự lạc quan này cũng nằm trong câu điều kiện "có thể".

Muốn minh bạch lại cần phải có thời gian. Thời gian đó sẽ không dễ dàng được rút ngắn trong lòng nhà đầu tư, lại càng không thể nhanh khi tính minh bạch đã bị vùi dập cả một thời gian dài trước đây.


Tất cả những dự đoán lạc quan nhất đến nay cho TTCK cũng chỉ là khả năng hồi phục được bắt đầu từ nửa cuối năm 2012. Nhưng ngay cả sự lạc quan này cũng nằm trong câu điều kiện "có thể".


Vậy thì mua với bán làm gì vào những ngày sát tết Nhâm Thìn? Hay là cứ chờ cho qua Tết nguyên đán, chờ đến khi con Rồng tỉnh giấc sau giấc ngủ mê mệt, chừng đó hãy tính?


Đó cũng là tâm trạng chung của các nhà đầu tư nhỏ lẻ và cả những quỹ đầu tư lớn. Giá trị giao dịch trên cả hai sàn, nếu chỉ tính phần khớp lệnh thỏa thuận, vì thế đã sụt giảm nghiêm trọng hơn cả tình cảnh vốn đã nghiêm trọng trước đây.


TTCK: Lại chờ đề án tái cấu trúc
Thông tin hay ho nhất mà giới đầu tư chứng khoán tiếp nhận được trong mấy tuần qua là sự hứa hẹn của Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước. Điều này có ý nghĩa gì cho đà trôi trượt vẫn đang tái hiện của thị trường?

Vào tuần trước, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán. Xét ra, đây là một biện pháp hành chính khá mau lẹ của bộ trưởng Vương Đình Huệ. Sự việc này cũng làm người ta liên tưởng đến Đề án tái cấu trúc các ngân hàng đã được triển khai khá gọn ghẽ từ vài tháng cuối năm 2011.


Như vậy, chiến dịch sắp xếp lại các công ty chứng khoán đang bắt đầu. Sẽ là một cuộc thử lửa đối với "To be or not to be". Gần như chắc chắn, sẽ là một cuộc "thay máu", hay nói theo từ ngữ sính dùng thời thượng là "đại phẫu" đối với hàng trăm công ty chứng khoán hiện thời.


Đài Loan đã từng có thời số công ty chứng khoán đạt đến hơn 100. Nhưng sau đó, con số này được tinh gọn chỉ còn khoảng 30.


Với những gì mà Ủy ban chứng khoán nhà nước đang nhắm tới, có thể thấy sẽ có ít nhất 1/3 số công ty chứng khoán sẽ không còn tồn tại trên trái đất này sau cuộc đại phẫu.


Chưa kể đến 1/3 tiếp theo đang chịu cảnh "màn trời chiếu đất", không biết ra đi ngày nào. Rất có thể, một phần trong số này sẽ tự nguyện rút lui khỏi chiến trường mà không cần để lại lời trăn trối nào hết.


Trong khả năng sớm nhất, phải đến cuối quý 2/2012 chiến dịch cải tổ công ty chứng khoán mới hoàn thành nội dung cơ bản của nó. Còn nếu lâu hơn, mọi chuyện chưa biết chừng có thể kéo dài đến cuối năm nay hoặc sang năm 2013.


Khác với hoạt động quản lý khá chi tiết của ngành ngân hàng, khối điều hành TTCK lại chưa có tiền lệ thể hiện năng lực nắm bắt được những dây mơ rễ má tại từng công ty chứng khoán, và giữa các công ty chứng khoán với nhau. Vụ việc Huỳnh Thị Huyền Như xảy ra vào tháng 10/2011 đã chứng minh hết sức rõ ràng là sự bất ngờ đã diễn ra không chỉ đối với công ty chứng khoán, mà đối với UBCKNN, đó còn giống như một cái gì đó từ trên trời rơi xuống.


TTCK: Lại chờ đề án tái cấu trúc


Dù đã phê duyệt Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán, nhưng chính bộ trưởng Vương Đình Huệ mới đây lại yêu cầu UBCKNN cần phải tổ chức thanh tra toàn diện các công ty chứng khoán. Yêu cầu này cũng cho thấy Đề án trên chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả và công bằng với điều kiện các hoạt động tài chính của khối công ty chứng khoán được minh bạch.

Mà muốn minh bạch lại cần phải có thời gian. Thời gian đó sẽ không dễ dàng được rút ngắn trong lòng nhà đầu tư, lại càng không thể nhanh khi tính minh bạch đã bị vùi dập cả một thời gian dài trước đây.


Thông thường, một quá trình kiểm tra hay thanh tra toàn diện công ty chứng khoán phải mất ít nhất nửa năm tính từ thời điểm hiện nay.


Và sau khi có kết quả thanh tra mới là phần đánh giá, rút ra bài học xương máu, rồi mới tiến hành sắp xếp và tái cấu trúc những gì còn rơi rớt lại...


Lộ trình hành chính trên có thể làm cho nhiều nhà đầu tư thất vọng và mất hết kiên nhẫn trong chờ đợi. Nhưng sự việc là thế, không thể khác hơn được.


Sự mất kiên nhẫn càng trở nên khó tả khi cùng với xu hướng trì hoãn của việc giảm lãi suất (có thể hiểu là lãi suất huy động), vẫn chưa có một tín hiệu thật sự nào để chứng khoán "bốc" lên trong nửa đầu năm nay.


Sự an ủi chỉ đến từ thống đốc NHNN. Xuất hiện trong vài cuộc gặp mặt báo giới và trả lời trực tuyến trong tuần qua, một điểm đáng ghi nhận là lần đầu tiên, Nguyễn Văn Bình để cập khá chi tiết đến hoạt động và tính hấp dẫn của các kênh đầu tư.


Theo ông, trong thời gian tới cả kênh ngoại tệ và vàng đều kém hấp dẫn. Còn bất động sản thì bị chính sách quản lý kềm chế, hơn nữa cũng bị vòng kim cô tín dụng siết chặt nên không thể nóng sốt được. Vì vậy, ngó đi ngó lại chỉ còn kênh cổ phiếu và trái phiếu là khả dĩ nhất.


Nếu hiểu theo khía cạnh tích cực thì chứng khoán đã có một điểm tựa, ít ra về mặt tinh thần. Sự đánh đố giữa hai thị trường BĐS và chứng khoán, sau khi các thị trường khác bị loại trừ, vẫn đang kéo dài mà chưa biết phần thắng thuộc về ai.


Nếu NHNN "quyết định" giải cứu TTCK thì phải dùng đến những biện pháp nào? Dĩ nhiên và đầu tiên, chính là hạ lãi suất.


Nhưng một TTCK đang quá khốn quẫn về thanh khoản như giờ đây lại cần rất nhiều tiền. Như một cái thùng không đáy, nó có thể ngốn tất cả mọi nguồn lực mà không chịu nhả ra chút nào.


Trong khi đó, nguồn lực tài chính quốc gia lại đang rất hạn hẹp - điều khác nhiều với thời gian năm 2009. Không thể lấy vốn ngắn hạn để nuôi dài hạn - thống đốc Nguyễn Văn Bình bày tỏ như thế. Và đó là một quan điểm đúng.


Vậy nếu không có nguồn vốn ngắn hạn thì lấy gì cho TTCK biến thành Rồng trong năm Nhâm Thìn?


Cứ cho chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong nhăm 2012, nhưng sự hấp dẫn đó sẽ thể hiện vào lúc nào, trong bối cảnh mà Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán chỉ mới khởi đầu, còn thống đốc Bình, dù tỏ ra ưu ái đối với kẻ sắp chết đuối, nhưng lại cần đến sự hỗ trợ đồng bộ từ phía UBCKNN?


Dù chứng khoán đã có chút gì đó để hy vọng, nhưng trong tuần này, kịch bản lạc quan nhất cho thị trường chỉ là đi ngang hoặc tăng nhẹ.

Theo Việt Thắng (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.