TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, phát biểu tại diễn đàn sáng 16/11. Ảnh: Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội
Ba quý đầu năm, tốc độ tăng trưởng ngành kinh doanh bất động sản đạt 2,7%, mặc dù năm 2022 đạt 6,2%. Còn tăng trưởng ngành xây dựng đã cải thiện hơn so với cùng kỳ năm ngoái với mức 7,5%.
Ông Lực cho biết, tính đến hết tháng 9, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng, chiếm gần 21% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, cho vay kinh doanh bất động sản tăng 16%, còn cho vay mua nhà ở chỉ tăng 4,6%. Mặc dù cải thiện 3,5% so với năm ngoái, ông đánh giá mức tăng này vẫn thấp.
Diễn biến cho thấy nhu cầu vốn đang tập trung vào phía cung thị trường, tức các nhà phát triển, đầu tư bất động sản. Trong khi đó, người dân ít có nhu cầu vay mua nhà đất. Chuyên gia cho rằng lãi suất không phải nguyên nhân của tình trạng trên.
Bởi thời gian qua, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà xuống mức rất thấp, giảm khoảng 3% so với năm ngoái.
Lý do chính là giá nhà vẫn neo ở ngưỡng rất cao, dù nhiều chủ đầu tư tung ra các chính sách kích cầu, ưu đãi thời gian qua.
Trong khi công việc, thu nhập của người dân thực tế vẫn rất khó khăn nên họ "ngại phải vay một khoản tiền lớn để có thể sở hữu nhà ở".
"Nguyên nhân chính là người dân thấy giá nhà quá cao nên họ phải chọn cách trì hoãn và chờ đợi thị trường có sản phẩm giá phải chăng", ông Lực cho hay.
-
Sau bắt tay với Tập đoàn của ông Trump, Kinh Bắc City muốn huy động hơn 6.000 tỷ đồng
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã: KBC) vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ và phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn phát hành.