Gần đây có rất nhiều bình luận về dự báo của Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để dẫn đầu thế giới vào năm 2016.

Thực ra điều này chỉ minh chứng cho câu nói: "Ở đời có ba loại gian dối: nói dối, dối trá và thống kê".

Con số mà IMF đưa ra thu hút sự chú ý là GDP của Trung Quốc được tính toán dựa trên con số sức mua tương đương (PPP). (Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh lượng hai đơn vị tiền tệ - wikipedia).

Nghe có vẻ khá cầu kỳ. Thực ra, nó là cách tính hữu ích để thực hiện những so sánh quốc tế liên quan tới chất lượng cuộc sống. Ví dụ, nếu bạn chỉ kiếm được 2.000 USD mỗi năm nhưng chi phí lương thực chỉ chiếm 200 USD, bạn có thể sống tốt hơn người nào đó ở một quốc gia khác kiếm được 20.000 USD/năm nhưng phải trả tới 10.000 USD cho lương thực. Nhưng có thể so sánh lương thực là không hợp lý vì chế độ ăn ở mỗi nước khác nhau.

Ở châu Mỹ, khoai tây có xu hướng trở thành nguồn cung cấp tinh bột chính rẻ tiền trong chế độ ăn thông thường. Ở châu Á, khoai tây lại có xu hướng trở nên đắt đỏ. Vậy nếu so sánh một người có thể mua bao nhiêu khoai tây với mức thu nhập nhất định ở châu Mỹ với mức tương tự ở châu Á, thì châu Á dường như sẽ trở nên nghèo hơn và có mức sống thấp hơn với châu Mỹ. Nhưng người châu Á không xem khoai tây như nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu. Họ ăn gạo, và gạo ở châu Á có xu hướng không gây tốn kém. Vì thế, so sánh mức sống sẽ chuẩn hơn giữa một người châu Á có thể mua bao nhiêu gạo với mức thu nhập nhất định với một người châu Mỹ có thể mua bao nhiêu khoai tây với cùng mức thu nhập ấy.

Trung Quốc sẽ không sớm vượt qua Mỹ
Ảnh: Foreign Policy

Theo cách này, việc tính PPP cho phép chúng ta hiểu rõ ràng hơn về sức mua thực sự của thu nhập trong những xã hội khác nhau. Cách tính PPP nổi tiếng nhất là chỉ số Big Mac của Economist. Big Mac là tên gọi một thứ thức ăn nhanh (bánh mỳ kẹp thịt) phổ biến trên thế giới thông qua hệ thống chuỗi nhà hàng chuyên bán thức ăn nhanh McDonald's. Do tính chất phổ biến toàn cầu của Big Mac, các nhà kinh tế học đã nghĩ ra cách sử dụng Big Mac như là chỉ tiêu để đo lường, so sánh và đánh giá một số mặt về cuộc sống của các nơi trên thế giới. Chỉ số Big Mac được giới thiệu lần đầu tiên trên Economist vào tháng 9/1986và sau đó được thu thập và công bố hàng năm.

Tập đoàn Ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ đã mở rộng ý nghĩa của chỉ số Big Mac bằng cách thêm vào thời gian trung bình mà mỗi người lao động tại các quốc gia phải làm để kiếm đủ tiền mua một ổ BigMac. Thời gian làm việc cần thiết trên cơ sở chỉ số Big Mac đã thể hiện cái nhìn thực về sức mua của một lao động điển hình của địa phương, phản ánh nhiều nhân tố khác, ví dụ như là tiền lương tại địa phương.

Chỉ số này được coi là cách đánh giá chính xác để so sánh mức sống trên thế giới.

Nhưng tính toán PPP cũng có hạn chế nghiêm trọng. Nó không phản ánh toàn bộ sức mua quốc tế và vì thế không phải là biện pháp chuẩn xác nhất để đánh giá sức mạnh kinh tế hay địa chính trị toàn cầu. Giao dịch quốc tế không dựa vào PPP mà là giá trị tiền tệ. Ví dụ, bạn có thể nghỉ qua đêm tại một khách sạn ở Washington D.C. với giá 300 USD/đêm. Nhưng nếu tới Paris, bạn không dùng đô la. Bạn cần phải đổi đô la sang euro ở tỉ giá thông thường, sau đó dùng euro trả tiền phòng khách sạn. Ở tỉ giá hiện tại, một căn phòng tương tự tại Paris khiến bạn sẽ mất khoảng 500 USD.

Vì vậy, nếu dựa theo cách tính PPP, bạn có thể nói rằng, cùng một phòng khách sạn tại Washington với thu nhập ở Mỹ, thì một người Paris (với giá phòng cao hơn) sẽ có thu nhập cao hơn. Khi bạn tới Paris, trên thực tế, bạn sẽ nghèo hơn nếu so sánh với những người bạn Pháp.

Hãy trở lại Trung Quốc. Trên cơ sở PPP, IMF nói rằng, GDP hiện nay của Trung Quốc vào khoảng 11,5 nghìn tỉ USD trong khi Mỹ là 15,2 nghìn tỉ USD. Nhưng ở mức tỉ giá hiện tại, IMF nhấn mạnh rằng, GDP của Trung Quốc chỉ là 6,5 nghìn tỉ, nghĩa là bằng 1/3 mức GDP của Mỹ. Đây là con số quan trọng hơn khi xem xét sức mua quốc tế và ảnh hưởng kinh tế, địa chính trị. Về tính toán PPP, IMF nói Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP trong năm 2016. Nhưng trên căn cứ tỉ giá thực tế, con số của IMF cho thấy, GDP năm 2016 của Trung Quốc chỉ bằng 2/3 nước Mỹ.

Bây giờ, hay nhìn thực tế hơn nữa. Tất cả con số trên đều giả định tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng. Nhưng thực tế có thể là không. Ở đây có hai điều cần lưu ý. Một là dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu già háo nhanh chóng trong những năm tới và gây ra tác động làm chậm lại gia tăng GDP. Hơn nữa, chúng ta phải hiểu rằng, tăng trưởng của Trung Quốc là ở sự đầu tư cực lớn. Tiêu dùng nội địa chỉ chiếm 35-40% GDP.

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc gặp phải tình trạng có được tỉ lệ tăng trưởng GDP trên mỗi ô la hay nhân dân tệ đầu tư mỗi năm ít hơn. Vì thế họ phải đầu tư ngày một nhiều hơn mỗi năm để duy trì tỉ lệ tăng trưởng ổn định. Dĩ nhiên, nó sẽ tới một giới hạn nhất định. Không thể đầu tư toàn bộ vào GDP. IMF và những tổ chức khác cho rằng, Trung Quốc sẽ có thể tái cân bằng kinh tế và tạo sự tăng trưởng nhiều hơn từ tiêu dùng nội địa. Nhưng kinh nghiệm của các nước châu Á khác trong 50 năm qua cho thấy, việc tái cân bằng kinh tế là rất khó đạt được. Có thể Trung Quốc sẽ chứng minh điều ngoại lệ, nhưng các nỗ lực của họ trong lĩnh vực này tới nay chưa gây nhiều ấn tượng.

Vì thế, trong khi ý tưởng Trung Quốc sẽ nhanh chóng "xô đổ" Mỹ trong GDP toàn cầu trở thành vấn đề khá nóng hổi, thì thực tế là điều này sẽ không sớm xảy ra.

Theo Clyde Prestowitz (foreignpolicy)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0