CafeLand – Đáp trả việc Mỹ nghi ngờ và điều tra các công ty thép Trung Quốc sử dụng bí mật thương mại đánh cắp để ghìm đối thủ cạnh tranh, bán phá giá, nhà sản xuất thép lớn hàng đầu Trung Quốc Hebei Iron & Steel vừa lên tiếng cáo buộc việc làm này của Mỹ là vi phạm quy định WTO và gây ảnh hưởng đến thương mại ngành thép toàn cầu.

Trong một thông cáo đăng tải trên trang web của mình, Hebei Iron & Steel Group, một trong những công ty sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc cáo buộc Mỹ vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cho rằng chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ đang làm tổn hại đến thương mại thép thế giới.

Cụ thể, theo Hebei Iron & Steel Group, việc Mỹ tiến hành điều tra các doanh nghiệp thép Trung Quốc và áp thuế chống bán phá giá cao vừa qua đã phá vỡ nghiêm trọng các quy định của WTO, bóp méo thương mại thép thế giới. Công ty này cũng cho rằng, điều này gây thiệt hại cho lợi ích của các nhà máy thép Trung Quốc, và thậm chí với cả người tiêu dùng Mỹ.

Cáo buộc này được đưa ra trong bối cảnh vào tuần trước, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) tiến hành một thăm dò nhắm vào các nhà máy thép Trung Quốc. Mục đích để làm rõ liệu các doanh nghiệp này có trục lợi thông tin bí mật về hoạt động sản xuất thép của Mỹ bị tin tặc làm việc cho chính phủ Trung Quốc đánh cắp vào năm 2011 hay không. ITC sau đó cũng nói rằng có thể sẽ ngăn chặn hoạt động nhập khẩu thép carbon và thép hợp kim được sản xuất bằng cách sử dụng bí mật thương mại bị đánh cắp.

Các nhà sản xuất thép Trung Quốc cho biết, họ phản đối mạnh mẽ cuộc thăm dò và kêu gọi Hoa Kỳ xem xét kỹ động cơ của các đơn khiếu nại, tôn trọng sự thật khách quan và cẩn thận khi dùng các biện pháp cắt giảm thương mại.

Hebei Iron & Steel khẳng định sẽ kháng cáo thăm dò, đồng thời kêu gọi chính phủ Trung Quốc có biện pháp phù hợp với quy định của WTO để duy trì lợi ích hợp pháp của các nhà máy sản xuất thép trong nước.

Tương tự, Baosteel, nhà sản xuất thép lớn thứ 2 Trung Quốc và lớn thứ 4 thế giới, cũng ủng hộ ý kiến trên và nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc nên thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng ngành thép nước này nhận được sự đối xử công bằng.

Trong khi đó, Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA) lên tiếng, chính phủ nên có biện pháp mạnh tay chống lại Hoa Kỳ để hỗ trợ cho ngành công nghiệp thép nội địa.

Vụ tin tặc đánh cắp bí mật kinh doanh thép của Mỹ vào năm 2011 là một trong hàng loạt vụ tấn công qua mạng mà các công tố Mỹ đã ra phán quyết vào năm 2014 buộc tội 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại của nhiều công ty Mỹ.

Trong danh sách các công ty thép Trung Quốc bị Tập đoàn thép Mỹ cáo buộc sử dụng bí mật thương mại bị đánh cắp vừa qua, ITC xác định có khoảng 40 nhà sản xuất thép Trung Quốc và các công ty con phân phối có liên quan. Trong đó, có nhiều công ty thuộc hàng lớn nhất thế như Baosteel Group, Hebei Iron and Steel, Wuhan Iron and Steel Co Ltd, Maanshan Iron and Steel Group, Anshan Iron and Steel Group và Giang Tô Shagang Group.

  • Lo sợ Trung Quốc: Ngành thép thế giới kêu cứu G7

    Lo sợ Trung Quốc: Ngành thép thế giới kêu cứu G7

    CafeLand – 12 Hiệp hội thép toàn cầu đã gửi đơn kêu cứu đến Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), để ngăn chặn nguồn thép giá rẻ Trung Quốc có nguy cơ gây khủng hoảng thị trường thế giới và làm thiệt hại nặng nề hơn cho các nhà sản xuất.

  • Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép Trung Quốc lên gấp 5 lần

    Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép Trung Quốc lên gấp 5 lần

    CafeLand - Mỹ vừa tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc lên hơn gấp 5 lần, sau khi cáo buộc nước này bán sản phẩm dưới giá thị trường, hãng tin BBC cho hay.

  • Khủng hoảng thép: Pháp, Đức kêu gọi thắt chặt bảo hộ thương mại

    Khủng hoảng thép: Pháp, Đức kêu gọi thắt chặt bảo hộ thương mại

    Pháp, Đức kêu gọi đẩy nhanh áp đặt thuế quan đối với mặt hàng thép, thậm chí có thể truy thu thuế trong trường hợp có hiện tượng bán phá giá.

  • Thép Trung Quốc “tràn ra” nước ngoài để giảm áp lực dư cung

    Thép Trung Quốc “tràn ra” nước ngoài để giảm áp lực dư cung

    CafeLand – Trung Quốc vừa cho biết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép của nước này tăng công suất tại các nhà máy ở nước ngoài, đồng thời kiểm soát các nhà máy trong nước. Đây là một phần của nỗ lực hạn chế nguồn cung và dư thừa sản lượng thép, nguyên nhân chính bị nhiều nước cáo buộc có thể dẫn đến khủng hoảng thép trên toàn cầu vừa qua.

Thịnh Châu (Reuters)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.