Nhiều dự án đầu tư công đã hoàn thành và phát huy hiệu quả đầu tư, nhất là các công trình giao thông, thoát nước đô thị, giáo dục, y tế. - Ảnh: Văn Nam
Nội dung trên được nêu tại một báo cáo của UBND thành phố về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016 – 2020.
Theo UBND thành phố, ngoài hai nguồn vốn nói trên, thành phố dự kiến huy đồng vốn bằng hình thức đối tác công tư với tổng vốn huy động giai đoạn 5 năm tới gần 106.000 tỉ đồng.
Trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm tới, dự kiến dự phòng khoảng 15% để xử lý các biến cố do trượt giá, đầu tư các dự án khẩn cấp, các vấn đề phát sinh theo quy định của Luật Đầu tư công.
Theo UBND thành phố, tổng chi cho đầu tư phát triển trong 5 năm qua từ 2011 – 2015 của thành phố khoảng 98.700 tỉ đồng và tổng nguồn vốn ODA đã giải ngân giai đoạn này ước đạt 26.000 tỉ đồng. Nhiều dự án hoàn thành phát huy hiệu quả đầu tư, nhất là các công trình giao thông, thoát nước đô thị, giáo dục, y tế.
Một số công trình quan trọng đã hoàn thành như đường Võ Văn Kiệt, đường hầm sông Sài Gòn, đường Mai Chí Thọ, Hoàng Sa, Trường Sa, cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm, đường Phạm Văn Đồng, cầu Sài Gòn 2, cầu Phú Long …
Một trong những hạn chế, theo UBND thành phố là nhu cầu vốn đầu tư hàng năm của các đơn vị tại thành phố rất lớn, ước khoảng 40.000 tỉ đồng nhưng khả năng cân đối ngân sách thành phố chi đầu tư phát triển chỉ đáp ứng khoảng 20.000 tỉ đồng mỗi năm.
Một trong những giải pháp để có nguồn vốn cho đầu tư công trung hạn 5 năm tới được chính quyền thành phố thực hiện gồm: bán đầu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thu tiền sử dụng đất đối với các địa chỉ nhà đất do thành phố quản lý; rà soát các dự án đã được giao đất nhưng chưa đóng tiền sử dụng, tiền thuê đất; rà soát quỹ nhà tái định cư còn tồn để điều chuyển hoặc nhượng bán thu hồi các khoản tạm ứng hoàn trả ngân sách; vận động thu hút thêm vốn ODA; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư công trình; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương …