Trận mưa lớn vào giữa tháng 9 khiến chung cư ở quận Bình Tân bị nước bủa vây.
Đau đầu từ kẹt xe…
Từ khi thị trường bất động sản (BĐS) ở TPHCM “sốt” trở lại, những quỹ đất của các dự án lâu nay “đắp chiếu” thi nhau “mọc” dự án. Rầm rộ nhất là khu đông TP gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Hàng chục dự án triển khai phân khúc đất nền, nhà phố và căn hộ phân khúc cao. Một phần nhu cầu nhà ở quá lớn, một phần thương hiệu uy tín, xây chất lượng nên một số dự án mở bán căn hộ chỉ trong một thời gian ngắn là hết sạch.
Tuy nhiên, tình trạng nhiều tuyến đường giao thông khu vực xuống cấp, quá tải và tác động xấu đến thị trường địa ốc. Nhiều người sau khi mua căn hộ chưa được bao lâu, nhưng do khó khăn trong việc đi lại, điển hình là kẹt xe, đường sá xuống cấp và ngập nước… đã phải bán lỗ căn hộ để tìm chốn an cư mới.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đường lưu thông dẫn vào các dự án thuộc khu Đông hiện nay gần như quá tải. Điển hình là Xa Lộ Hà Nội thường xuyên bị tắc nghẽn bởi tình trạng kẹt xe; đường Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh xuống cấp; đường Mai Chí Thọ thì xe container, xe tải trọng chạy ngày đêm khiến người tham gia giao thông khiếp đảm. Còn tuyến đường Đồng Văn Cống, quận 2 thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, kẹt xe kéo dài từ cầu Giồng Ông Tố đến cảng Cát Lái. Còn tại khu vực quận 9, Thủ Đức, nhiều tuyến đường dẫn vào các chung cư đang chuẩn bị bàn giao cho khách hàng đã xuống cấp nhưng vẫn chưa được sửa lại.
Theo một chủ dự án ở quận 2 cho biết, không ít cư dân các dự án gần các trục đường hướng về Khu Công nghiệp Cát Lái, Xa Lộ Hà Nội… phản ánh về việc bị “tra tấn” bởi tiếng ồn từ hàng nghìn container lưu thông suốt đêm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc mua bán căn hộ của doanh nghiệp.
Cũng theo vị này, từ khi xuất hiện mưa lớn ngập lụt, việc mua bán căn hộ của công ty có dấu hiệu chững lại, không ít khách hàng xin hủy hợp đồng để lấy lại tiền…
Đến ngập nước
Lãnh đạo của một dự án ở quận Thủ Đức nói: “Ngập nước khiến tâm lý khách hàng và chủ đầu tư diễn biến xấu đi. Tốc độ chốt giao dịch thành công bị chậm lại, một số khách đã ký hợp đồng thì yêu cầu chúng tôi giải thích về việc mưa lớn gây ngập. Để minh bạch, chúng tôi chủ động công bố bản vẽ, số liệu cụ thể về việc xây dựng nền của dự án theo đúng chuẩn quy định của Bộ Xây dựng”.
Tình trạng ngập nước tuy không còn xa lạ ở TPHCM trong những năm qua, nhưng cơn mưa lịch sử hơn 40 năm qua mới lặp lại vào chiều ngày 26/9 gây ngập úng nặng dường như đã vượt “ngưỡng” chịu đựng của người dân. Ông Marc Townsend - Tổng Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho rằng, thực trạng mưa gây ngập ảnh hưởng đến tâm lý người mua nhà. Theo ông, vấn đề này sẽ được đưa vào danh sách khảo sát của khách hàng trước khi quyết định chọn mua BĐS, qua đó, các chung cư có tầng hầm phải lưu ý để phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân cho rằng, những cơn mưa dai dẳng cuối mùa ở TPHCM thời gian qua gây ngập khiến người dân thiệt hại về kinh tế không nhỏ. Đặc biệt, nó khiến người mua nhà và doanh nghiệp BĐS bỗng dưng có mâu thuẫn và lo ngại với nhau. Nếu để mua nhà khu vực đó không ngập úng, khách hàng cũng rất khó để chọn lựa, bởi muốn xác định khu đó có ngập hay không thì phải quan sát, theo dõi trong một thời gian dài, chẳng hạn mùa nắng có mưa, mùa mưa rồi mùa triều cường nước dâng đến đâu…
Như vậy khách hàng mới biết được chính xác dự án mình cần sở hữu có bị ngập hay không. Nhưng ở đô thị sầm uất, công việc xuyên suốt như vậy thì có lẽ rất ít người bỏ công sức để đi khảo sát chuyện ngập lụt như trên để mua căn hộ. “Cách duy nhất để chọn căn hộ ở khu vực hạn chế hoặc không ngập là có thể so sánh với các dự án, nhà ở gần đó rồi đối chiếu với khu vực mình cần mua”, ông Nhân nói.
-
Dự án chống ngập, ngăn triều sẽ về đích trong tháng 12
Chủ đầu tư đại dự án 10.000 tỉ đồng cho biết nếu huyện Nhà Bè bàn giao mặt bằng trong tháng 8 thì dự án sẽ hoàn thành vào tháng 12, trễ hơn 2 tháng so với dự kiến.
-
Nỗ lực bàn giao mặt bằng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1 (gọi tắt là dự án) khi đưa vào hoạt động dự kiến sẽ giải quyết thoát ngập cho hơn 6,5 triệu dân thành phố....
-
TPHCM chậm xử lý các vấn đề ngập nước, ô nhiễm không khí
Công trình ngăn triều, chống ngập chậm tiến độ, việc quan trắc, dự báo về môi trường còn hạn chế.