Gần đây, một cuộc khảo sát mới từ công ty dịch vụ bất động sản CBRE cho thấy 59% những người được khảo sát có ý định sẽ tăng cường đầu tư bất động sản vào năm 2022. Điều này có thể tạo một tương lai tích cực với khả năng các kỷ lục có thể bị phá vỡ trong 12 tháng tới.
“Bất chấp sự lây lan diện rộng của các biến thể mới của đại dịch Covid-19 dẫn đến sự bùng phát trở lại ở nhiều thị trường trong suốt năm 2021, tâm lý đầu tư đối với thị trường bất động sản châu Á Thái Bình Dương vẫn tương đối tích cực. Trong đó, những nhà đầu tư tham gia khảo sát đến từ các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc là những người tỏ ra lạc quan nhất về tình hình thị trường năm nay”, theo kết quả cuộc khảo sát “Tâm lý Nhà đầu tư thị trường châu Á Thái Bình Dương năm 2022” của CBRE.
Ngoài ra, kết quả cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng tâm trạng chung là sự lạc quan đã khiến CBRE đưa ra mức dự báo rằng tổng doanh thu đầu tư sẽ tăng từ 5% đến 10%, lên khoảng 150 triệu USD vào năm 2022. Nếu dự đoán của CBRE trở thành hiện thực, con số này sẽ thiết lập mức cao nhất lịch sử cho lượng giao dịch bất động sản thương mại hàng năm trong khu vực.
Tính riêng tại thị trường Đông Nam Á, Singapore và TP.HCM (Việt Nam) được xếp vào danh sách 10 thành phố hàng đầu châu Á Thái Bình Dương về cơ hội đầu tư bất động sản. Trong khi đó, thành phố Tokyo (Nhật Bản) được bình chọn là điểm đến hàng đầu cùng với các thành phố khác như Thượng Hải, Bắc Kinh (Trung Quốc), Sydney (Úc) cũng nằm trong top 5.
Về mặt tài sản, logistics là phân khúc được ưu tiên đầu tư bất động sản trong năm nay. Tuy nhiên, CBRE cho biết thêm rằng nhu cầu đối với các tài sản trong phân khúc này có thể suy yếu do các nhà đầu tư đang tìm hiểu xem liệu mức tăng trưởng được ghi nhận trong đại dịch COVID-19 có thể duy trì được hay không.
Trong khi đó, nhu cầu trong lĩnh vực cho thuê văn phòng trên khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ quay trở lại sau khi trải qua thời kỳ suy thoái vào năm 2021. Theo tổng hợp từ CBRE, 25% những người được khảo sát dự đoán sự thay đổi tích cực do triển vọng lạc quan về thị trường văn phòng cho thuê trong tương lai.
Cuối cùng, năm 2022 cũng có thể là thời điểm chứng kiến số lượng chủ sở hữu sẵn sàng bán tài sản tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung trong khu vực có thể được cải thiện. Trong số những người được hỏi, có khoảng 37% nói với CBRE rằng họ dự định thoái vốn bất động sản trong năm nay. Con số này cao hơn tỷ lệ 34% trong cuộc khảo sát tương tự được CBRE thực hiện hồi đầu năm 2021.
-
Vì sao giá bất động sản ven sông lại có biên độ tăng giá tốt nhất TP.HCM hiện nay?
Việc ngày càng hiếm quỹ đất ven sông khiến các dự án sở hữu vị trí cạnh sông đang có giá bán và biên độ tăng tốt nhất thị trường TP.HCM hiện nay.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.