Theo UBND TP.HCM, nhu cầu đầu tư phát triển thành phố trong giai đoạn 2016 – 2020 là 1,8 triệu tỷ đồng, trong đó dành riêng phát triển cơ sở hạ tầng là 0,81 triệu tỷ đồng.
Đối với chương trình giảm ngập nước, nhu cầu đầu tư là 96.327 tỷ đồng, trong đó đã triển khai trong giai đoạn 2011 – 2015 với tổng vốn 22.948 tỷ đồng, còn lại khoảng 73.359 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngân sách thành phố chỉ đảm bảo cân đối khoảng 16.338 tỷ đồng; ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu 588 tỷ đồng; còn lại là kêu gọi nguồn xã hội hóa (PPP) khoảng 20.283 tỷ đồng; vận động nguồn ODA (kết hợp PPP) 36.132 tỷ đồng.
Trên cơ sở các dự án và dự kiến nguồn vốn triển khai giai đoạn 2016 - 2020, thành phố kêu gọi đầu tư vào 17 dự án chống ngập nước và xử lý nước thải bằng hình thức đối tác công tư, bao gồm: xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải và cải tạo, nạo vét các tuyến kênh rạch đảm bảo phù hợp quy hoạch thoát nước trong tương lai, đồng bộ giải quyết đối với các kênh chính nhất là trong khu vực trung tâm thành phố.
-
Dự án chống ngập, ngăn triều sẽ về đích trong tháng 12
Chủ đầu tư đại dự án 10.000 tỉ đồng cho biết nếu huyện Nhà Bè bàn giao mặt bằng trong tháng 8 thì dự án sẽ hoàn thành vào tháng 12, trễ hơn 2 tháng so với dự kiến.
-
Nỗ lực bàn giao mặt bằng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1 (gọi tắt là dự án) khi đưa vào hoạt động dự kiến sẽ giải quyết thoát ngập cho hơn 6,5 triệu dân thành phố....
-
TPHCM chậm xử lý các vấn đề ngập nước, ô nhiễm không khí
Công trình ngăn triều, chống ngập chậm tiến độ, việc quan trắc, dự báo về môi trường còn hạn chế.