Tất cả các công trình, dự án phải đề xuất giải pháp, phương án thiết kế phù hợp để hạn chế di dời, đốn hạ cây xanh.

UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản hướng dẫn các chủ đầu tư về trình tự thực hiện, phương án xử lý đối với các công trình, dự án có ảnh hưởng đến cây xanh hiện hữu trên địa bàn TP.

Theo đó, tất cả các dự án, công trình ngay từ khi lập dự án phải được khảo sát hệ thống cây xanh xung quanh công trình, từ đó đề xuất giải pháp, phương án thiết kế phù hợp để hạn chế đốn hạ, di dời cây xanh. Đặc biệt là những cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn, cây có giá trị về văn hóa lịch sử.

Cây xanh trước Dinh Độc Lập bị đốn hạ ngày 4-9. Ảnh: Nguyễn Châu

Trình tự thủ tục gồm các bước sau: Xây dựng phương án xử lý cây xanh bị ảnh hưởng bởi dự án; chủ đầu tư trình thông qua phương án xử lý cây xanh; cấp phép chặt hạ, di dời, trồng lại cây xanh.

Với các dự án đã phê duyệt phương án xử lý cây xanh nhưng có phát sinh cây xanh trong quá trình thực hiện, đơn vị hoặc cá nhân trồng bổ sung cây xanh phải tự thực hiện di dời cây xanh phù hợp với tiến độ của dự án.

Đối với những dự án không thực hiện đúng theo trình tự của hướng dẫn này, chủ đầu tư có trách nhiệm phải báo cáo với người quyết định đầu tư trình UBND TP có ý kiến trước khi triển khai các bước tiếp theo.

Sở Xây dựng sẽ là cơ quan đầu mối tiếp nhận, tham mưu UBND TP phương án xử lý cây xanh đối với nhóm, loại cây xanh thuộc thẩm quyền quyết định của UBND TP.

  • Công viên cây xanh ở TP.HCM: Những mảng xanh trên giấy

    Công viên cây xanh ở TP.HCM: Những mảng xanh trên giấy

    Trong các đồ án trên địa bàn TP.HCM, đất quy hoạch công viên cây xanh (CVCX) có tới 11.400ha nhưng hiện tại toàn TP thực tế chỉ có khoảng 510ha. Trong 7 năm qua, mỗi năm diện tích CVCX toàn TP chỉ tăng trung bình khoảng 1,54ha.

Nguyễn Châu (PLO)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.