Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn các quận,huyện về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nghiệm thu hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với trường hợp tách thửa đất ở đất có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, nhằm thực hiện tách thửa theo Quyết định 60 của UBND TP.HCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP.
Theo đó, khu đất chỉ được thực hiện các thủ tục tách thửa sau khi người sử dụng đất thực hiện hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và được cơ quan chức năng nghiệm thu, tiếp nhận. Việc tách thửa này phải căn cứ vào kế hoạch cụ thể từng năm của quận, huyện và căn cứ vào đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn đã được duyệt.
Sở QH-KT yêu cầu quận, huyện phải xác định các khu vực quy hoạch chức năng đất dân cư hiện hữu, đất dân cư hiện hữu kết hợp chỉnh trang, kể cả đất dân cư xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp có chức năng ở thuộc các trường hợp được tách thửa theo Quyết định 60 quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, khẩn trương lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.
Sau khi lập quy hoạch 1/500, quận, huyện tổ chức họp tổ công tác liên ngành xem xét và thống nhất phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với các khu đất có nhu cầu tách thửa đất ở.
Để làm cơ sở cho việc tách thửa đất ở đảm bảo yêu cầu đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp với quy hoạch, UBND quận/huyện cần khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 các khu đất quy hoạch có chức năng như đã nêu trên. Chậm nhất trong quý II-2018, quận, huyện phải gửi kế hoạch này cho Sở QH-KT để phối hợp thực hiện.
Trong thời gian chờ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, các trường hợp tách thửa có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, quận, huyện lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở QH-KT về quy hoạch trước khi chấp thuận cho tách thửa. Sở sẽ có ý kiến bằng văn bản chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận công văn của quận,huyện.
Sở QH-KT cũng hướng dẫn chi tiết các tiêu chí về đường giao thông nội bộ, cao độ nền và thoát nước mặt, cấp thoát nước, cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc khi tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông...
Lộ giới đường giao thông hình thành mới phải tuân thủ quy hoạch 1/2.000 hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được duyệt.
Nếu con đường 12m trở lên phải đảm bảo có bề rộng tối thiểu là 7m, vỉa hè không nhỏ hơn 1m, lòng đường không nhỏ hơn 4m.
Đối với đường giao thông hình thành mới kết nối với đường giao thông hẻm đã có quy hoạch lộ giới từ 7m trở xuống, đường giao thông hình thành mới không nhỏ hơn quy hoạch được duyệt.
Trường hợp đường giao thông hẻm có lộ giới lớn hơn 7m và nhỏ hơn 12m, đường giao thông hình thành mới không nhỏ hơn 7m.
Đối với khu vực chưa có quy hoạch lộ giới hẻm thì lộ giới đường giao thông mới phải phù hợp với Quyết định 88/2007 của UBND TP.HCM quy định về lộ giới và quản lý đường hẻm trong khu dân cư hiện hữu.
Nếu đường giao thông mới hình thành mới mà ảnh hưởng đến các hộ dân liền kề, theo Sở QH-KT, người sử dụng đất phải phối hợp với UBND phường, xã lấy ý kiến đồng thuận của hộ dân bị ảnh hưởng trước khi đề nghị thỏa thuận phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật…
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Cầu cửa ngõ phía Tây TP.HCM chính thức thông xe
Ngày 21/1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) tổ chức lễ thông xe cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân, TP.HCM). Đây là cây cầu quan trọng, kết nối giao thông ở QL1A vào trung tâm TP....
-
Hôm nay (21/1), tuyến metro hơn 43.700 tỷ đồng sẽ chính thức thu phí
Sau 1 tháng chạy thử nghiệm và miễn phí, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức thu phí từ ngày 21/1. Việc thu phí được kỳ vọng sẽ giúp tuyến metro duy trì hoạt động bền vững và đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, bảo trì....