Rạch Xuyên Tâm (hình: Trường Nguyên/Phunuonline)
Theo chủ trương mới, tổng kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt là hơn 9.664 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện dự án từ 2023 – 2028.
Kế hoạch phân bổ nguồn vốn, trong giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ chi gần 6.650 tỉ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ, khởi công. Giai đoạn 2025 – 2028 sẽ giải ngân 3.000 tỉ đồng để tiến tới thi công và quyết toán dự án.
Về quy mô, dự án cải tạo toàn bộ tuyến rạch chính (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến cửa sông Vàm Thuật) dài 6,6 km, gồm 3 tuyến rạch nhánh (rạch Cầu Sơn, Bình Lợi, Bình Triệu) với chiều dài hơn 2,2 km.
Công trình bao gồm hạng mục nạo vét, xây dựng bờ kè hai bên và hệ thống thu gom thoát nước thải; làm đường giao thông hai bên rạch với quy mô 2 làn xe mỗi bên.
Song song việc cải tạo nguồn nước, khu vực ven rạch cũng được xây dựng công viên, mảng xanh, hạ tầng kỹ thuật. Tổng chi phí xây dựng dự án khoảng 2.400 tỉ đồng.
Về các mốc tiến độ thực hiện dự án: Tháng 9/2023 sẽ phê duyệt dự án; đến tháng 10/2024 sẽ phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán vào.
Quận Gò Vấp cần bàn giao mặt bằng để thi công vào tháng 8/2024, quận Bình Thạnh thực hiện phần việc này vào tháng 4/2025. Dự án sẽ khởi công và hoàn thành đoạn từ Lương Ngọc Quyến đến sông Vàm Thuật (quận Gò Vấp) trong khoảng thời gian từ tháng 8/2024 - 4/2025. Các hạng mục tại quận Bình Thạnh được khởi công và hoàn thành từ tháng 4/2025 - 4/2028. Sau khi hoàn thành, rạch Xuyên Tâm sẽ kết nối giao thông giữa các dự án có hạ tầng giao thông đã, đang và sẽ đầu tư trong khu vực.
Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm trước đây được TP.HCM dự tính đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Tuy nhiên, sau 20 năm dự án vẫn chưa thể triển khai. Tháng 8/2019, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất chủ trương đầu tư dự án này từ ngân sách thành phố.
-
TP.HCM cần gần 10.000 tỷ cứu rạch Xuyên Tâm ô nhiễm nặng
TP.HCM cần hơn 9.352 tỷ đồng để cải tạo rạch Xuyên Tâm chảy qua hai quận Bình Thạnh và Gò Vấp đang bị ô nhiễm nặng nề.








-
Toàn cảnh vị trí xây nhà ga đường sắt tốc độ cao 350km/h tại TP.HCM
Ga Thủ Thiêm nằm trên khu đất hơn 17ha giữa hai trục đường Mai Chí Thọ và Lương Định Của, không chỉ là đích đến của tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, mà còn là đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực....
-
Bất động sản TP.HCM dần hồi phục nhưng một phân khúc lại mất hút
TP.HCM gần như không còn nhà ở có giá vừa túi tiền, đặc biệt là loại căn hộ có giá dưới 30 triệu đồng/m2. 06 tháng đầu năm 2025, thành phố chỉ có 04 dự án nhà ở thương mại với 3.353 căn nhà cao cấp đủ điều kiện huy động vốn....
-
Giá thuê khách sạn TP.HCM chạm đỉnh trước dịch, phân khúc 5 sao lên 4 triệu/đêm
Các chính sách nới lỏng thị thực và các đường bay thẳng mới đã thúc đẩy sự phục hồi của thị trường khách sạn 5 sao tại Hà Nội và TP.HCM.