Đường Nguyễn Thái Bình có nhiều khách sạn
Vị trí danh giá
Cùng với Bến Nghé, Bến Thành là một trong hai phường quan trọng ở Q1, TPHCM. Năm 1988, Q1 chỉ có mười phường, đặc biệt tất cả đều có tên (trong khi ở quận khác đặt theo số). Từ đó, phường Bến Thành càng trở nên “có giá”. Khu vực này có dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành, Bảo tàng Mỹ thuật... cùng hàng loạt trụ sở của nhiều cơ quan nhà nước, lãnh sự quán các quốc gia... Vì tập trung nhiều điểm tham quan, du lịch nên tất cả các con đường ở đây từ lâu đã xuất hiện nhiều KS sang trọng, từ hai đến bốn sao đều có cả.
Trước đây, chủ các KS tập trung ở các đường Tôn Thất Tùng, Lê Anh Xuân, Thi Sách, Lý Tự Trọng, Trương Định... thường là người có hộ khẩu tại địa phương. Thời buổi kinh tế khó khăn, lượng Việt kiều từ Mỹ (chiếm đa số ở đây) giảm đi trông thấy, lại xuất hiện nhiều KS bình dân nên các KS lớn có thương hiệu tại Q1 phải trương biển sang lại hoặc rao trên mạng để đổi chủ, giá dao động từ 50 - 100 tỷ đồng tùy theo diện tích, số phòng cho khách lưu trú và nằm ở vị trí nào.
Là nhân viên địa ốc nhiều năm, anh Đinh Trung Dũng (35 tuổi, ngụ Q. Gò Vấp) tiết lộ, khi anh rao bán KS ở phường Bến Thành thì có nhiều người đến hỏi mua. Phần đông là khách sộp từ Hải Phòng đến xem và trả giá rất nhanh chứng tỏ họ có tiềm lực về tài chính.
Buôn có bạn, bán có phường
Cách đây mười năm, một số người Hải Phòng đã chuyển vào phường Bến Thành sinh sống, sang lại KS, đổi bảng hiệu mới tiếp tục kinh doanh. Từ ngày có lãi, họ gọi họ hàng, bạn bè “Nam tiến” vì dễ làm ăn hơn ở quê nhà. Với giá sang lại cỡ hai, ba triệu đôla thì một số đại gia Hải Phòng hoàn toàn đủ khả năng tài chính. Do vậy, phố KS tại phường Bến Thành do các ông chủ đất cảng nắm quyền ngày càng nhiều.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các đại gia này phần lớn đều đi tàu viễn dương những năm cuối của thế kỉ trước. Khi đó Hải Phòng còn là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương (cùng với Hà Nội và TPHCM). Thành phố hoa phượng đỏ này có cảng biển lớn nhất Việt Nam khi ấy và nhiều người dân địa phương giàu lên nhờ đánh hàng tàu. Người Hải Phòng quan niệm họ chăm chỉ làm ăn, thật thà nhưng độ bạo gan thì phải “tới nóc”. Khi có tiền trong tay, chuyện sang lại một KS ở trung tâm Q1, với họ chẳng hề hấn gì.
Ông Nguyễn Văn Thái - quê Hải Phòng, hiện là chủ một KS trên đường Tôn Thất Tùng - cho biết: “Được đồng hương rủ rê, gia đình tôi chuyển hết vào Nam. Sang lại KS Hoàng Kim, tôi đổi bảng hiệu và kinh doanh rất tốt. Cả KS có 30 phòng, gia đình tôi chỉ ở hai, số còn lại đều dành cho khách, thu nhập khá ổn định”.
Bạn ông Thái là Trần Thanh Sang, một người Hải Phòng cũng chuyển Sài Gòn vào kinh doanh KS, cho biết trước đây ông đầu tư 1 triệu đôla mở hai nhà hàng, tiệc cưới vào loại nhất, nhì đất cảng nhưng khách không nhiều, lợi nhuận cũng ít. Nếu số tiền này đầu tư KS ở Q1 thì sẽ khá hơn vì khách ngoại quốc có thường xuyên.
Một cán bộ phường Bến Thành xác nhận nhiều người gốc Hải Phòng kinh doanh KS tại địa phương chuyển luôn gia đình vào đây, xin cho con cái ăn học tại Q1. Cán bộ phường luôn tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn họ làm sổ tạm trú hoặc chuyển khẩu, làm hộ khẩu mới tại TPHCM.
-
Dự án không thể triển khai vì có quỹ đất hỗn hợp
Hầu hết các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp nên không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
-
Phạt đến 180 triệu đồng nếu xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, đô thị
Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022)....
-
Làm sao để biết lô đất mình định mua có nằm trong khu quy hoạch hay không?
Tôi đã xem đất, thấy vị trí tiện lợi và giá cả phải chăng nên dự định mua, nhưng không biết cách kiểm tra lô đất đó có nằm trong khu quy hoạch hay không. Rất mong Luật sư tư vấn giúp. (Thu Nguyệt)...