08/11/2017 10:46 PM
TP.HCM cần nguồn vốn gấp hàng chục lần hiện nay để đầu tư hạ tầng nhưng tiền ở đâu khi ngân sách TP bị cắt giảm trong hơn 10 năm qua chỉ còn 18% trong tổng thu của TP.HCM.
TP.HCM cần có nguồn vốn gấp hàng chục lần hiện nay để đầu tư hạ tầng nhưng ngân sách TP bị cắt giảm dần trong hơn 10 năm qua chỉ còn 18% trong tổng thu của TP.HCM.
Với quan điểm không xin tiền mà là xin cơ chế để chủ động phát triển, nhiều chuyên gia cho rằng TP.HCM cần phải sáng tạo đột phá trong việc tìm nguồn vốn ở các hình thức kêu gọi, xã hội hóa đầu tư hạ tầng.
Để phát triển nhanh, mạnh trong bối cảnh ngân sách Nhà nước eo hẹp, một số chuyên gia đề xuất TP.HCM nên thí điểm kêu gọi xã hội hóa nguồn vốn đầu tư hạ tầng bằng trái phiếu công trình.
Ví dụ, nếu TP.HCM đang có ý định đầu tư một con đường 30km, thành phố sẽ thực hiện giải tỏa thêm diện tích đất 20km mỗi bên của con đường, sau đó phát hành trái phiếu công trình để kêu gọi nhà đầu tư. Sau khi hoàn thành con đường giá trị các lô đất 2 bên chắc chắn sẽ tăng lên và TP sẽ mang đi đấu giá đất thu tiền về trả cho nhà đầu tư.
Đây được xem là một giải pháp đầu tư hạ tầng hiệu quả không ảnh hưởng gì đến ngân sách quốc gia đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nếu được áp dụng, đây là một trong những giải pháp đột phá, mới mẻ cho TP.HCM. Tuy nhiên, để làm được điều này, không chỉ Chính phủ mà Quốc hội cần có nghị quyết về cơ chế để mở đường cho TP.HCM.
Để có được nguồn vốn đầu tư hạ tầng, TP.HCM đã từng kiến nghị Trung ương cho phép tự chủ tài chính với các điều kiện như:
- Thành phố đóng góp ngân sách gấp 3 lần tỷ lệ dân số (27% tổng ngân sách) và được thụ hưởng ngân sách bằng 1 lần tỷ lệ dân số (tương đương 9,1%).
- Những dự án hạ tầng do Trung ương đầu tư trên địa bàn nếu chưa có tiền thì cho phép thành phố huy động và sau đó được Trung ương cấp sau.
- Thành phố được thu một số loại phí hợp với đô thị.
Với chuẩn quốc gia về đường giao thông là 10 cây số/km2, TP.HCM phải mất 160 năm để đạt được. Nhưng nếu nguồn đầu tư tăng khoảng 7 lần thì chỉ cần sau 25 năm, TP.HCM sẽ hoàn thành chuẩn này. Do vậy, TP.HCM thực sự đang khao khát những cơ chế đặc thù để đi nhanh và mạnh hơn.
Chính phủ cũng đã xác định cần có cơ chế thí điểm cho thành phố về 4 nhóm vấn đề, bao gồm cơ chế quản lý quy hoạch đô thị, quản lý đất đai; cơ chế quản lý về đầu tư; cơ chế quản lý về tài chính - ngân sách Nhà nước và cơ chế ủy quyền, về thu nhập cán bộ công nhân viên chức thuộc quyền quản lý của thành phố.
Với cuộc họp Quốc hội ngày 8/11, hy vọng "chiếc áo" thể chế đã quá chật sẽ được nới lỏng hơn cho một cơ thể đang ngày càng lớn như TP.HCM.
VTV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.