Từ năm 2003, TP HCM chủ trương chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại phải dành quỹ đất để xây nhà ở cho người thu nhập thấp. Thành phố ưu tiên sử dụng các quỹ đất do nhà nước quản lý để kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội độc lập.
Khu nhà phố tại phường Long Trường, TP Thủ Đức, TP HCM tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần
Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đang còn khá nhiều. Theo kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, TP HCM đặt chỉ tiêu phát triển 35.000 căn nhà và đã báo cáo Bộ Xây dựng danh mục các dự án, khu đất sẽ triển khai từ nay đến năm 2030.
Tuy nhiên, qua quá trình tổng hợp dự án, quỹ đất, Sở Xây dựng nhận thấy việc phát triển nhà ở xã hội còn nhiều bất cập. Một trong đó là phân bổ không đồng đều quỹ đất phát triển nhà ở xã hội giữa các khu vực. Thừa ở những khu vực tập trung nhiều nhà ở thương mại nhưng lại thiếu tại các khu vực vùng ven, nông thôn. Giá bán nhà ở xã hội tại các khu vực trung tâm lại đang bị đẩy lên quá cao, không phù hợp với khả năng thanh toán của đối tượng người mua chính. Nếu muốn kéo giảm giá bán xuống mức phù hợp, doanh nghiệp phải giảm bớt các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, tiện ích...
Ngoài ra, theo Sở Xây dựng, việc dành quỹ đất 20% nhà ở xã hội cũng đang bị nhiều doanh nghiệp thực hiện đối phó. Trong khi phần diện tích nhà ở thương mại được triển khai nhanh để bán, phần nhà ở xã hội thì kéo dài công tác bồi thường, chậm triển khai, dẫn đến các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội không thực hiện được. Nhiều quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được bố trí nằm trong những dự án nhà ở cao cấp khu vực trung tâm thường sẽ kéo theo chi phí về quản lý vận hành, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ thiết yếu bị tính rất cao, tạo gánh nặng chi trả lên nhóm đối tượng thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, nhiều quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội hiện không đủ diện tích tối thiểu để xây một khối nhà độc lập theo đúng quy chuẩn xây dựng. Tình trạng nhà ở xã hội phát triển manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự kết nối hạ tầng giao thông, không thu hút được người dân về ở, gây lãng phí.
Do đó, Sở Xây dựng cho rằng cần điều chỉnh các quỹ đất xây nhà ở xã hội trước đây theo hướng đồng đều và tiếp cận các vị trí thuận lợi cho giao thông công cộng, phù hợp nhu cầu từng khu vực.
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).