05/11/2022 10:13 AM
Sáng 5/11, Quốc hội khóa XV tiếp tục phần chất vấn, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong bắt đầu trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thanh tra.

Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ trả lời chất vấn các nhóm vấn đề:

Thứ nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra.

Thứ hai, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ tư, khắc phục chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Tham gia trả lời chất vấn cùng Tổng Thanh tra Chính phủ là Phó thủ tướng Lê Minh Khái và bộ trưởng các bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (đoàn Bình Thuận) nêu vấn đề, trong thời gian vừa qua, có một số vụ việc Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra thì kết luận không có khuyết điểm, sai phạm hoặc có chỉ là kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Nhưng khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra thì lại chỉ ra những sai phạm và phải chuyển qua xử lý hình sự.

Đại biểu đặt câu hỏi: Vấn đề trên phải chăng là do pháp luật chưa đồng bộ, cách thực hiện pháp luật chưa đúng hay là có hay chăng việc tiêu cực trong quá trình thanh tra? Đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết có những cái giải pháp gì để khắc phục trong thời gian tới?

Trả lời đại biểu, ông Đoàn Hồng Phong cho rằng có lẽ đại biểu muốn hỏi về việc giải quyết đơn thư tố cáo ở tỉnh Bình Thuận vừa qua Thanh tra Chính phủ đã tiến hành.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu về vấn đề chất vấn. Ảnh: Quochoi

Tổng Thanh tra Chính phủ thông tin, năm 2019, trên cơ sở đơn thư tố cáo của một nguyên cán bộ tố cáo lãnh đạo tỉnh Bình Thuận làm sai một số vụ việc, trong đó có vụ việc liên quan công tác thanh tra chuyển mục đích sử dụng sân golf sang khu đô thị.

Về vụ việc này, Thanh tra Chính phủ đã thành lập đoàn kiểm tra rà soát lại các nội dung thì có một số thay đổi. Trước đây Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm tra thì kế thừa kết quả của kiểm toán. Riêng việc chuyển đổi mục đích sử dụng golf sang khu đô thị thì có một số sai phạm như không dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội và xác định giá đất chưa chính xác.

Từ đó, Thanh tra Chính phủ Kiểm toán Nhà nước đã kết luận, yêu cầu UBND Bình Thuận tính toán lại theo quy định nhưng sau 1-2 UBND tỉnh này vẫn không thực hiện. Do đó, người tố cáo tiếp tục tố cáo.

“Thời điểm đó tôi vừa nhận nhiệm vụ thanh tra có chỉ đạo và rà soát.Sau đó có sai phạm thì đã chuyển cho cơ quan điều tra”, ông Phong nói

Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét thấy Thanh tra Chính phủ có 2 vấn đề, đó là giải quyết việc này còn chậm và kế thừa kết quả từ cơ quan kiểm toán, Bộ Xây dựng. Do đó, cả 3 cơ quan này đều bị xử lý kỷ luật và đã xử lý kỷ luật.

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (đoàn Thanh Hoá) đặt câu hỏi: Thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng trong ngân hàng đạt kết quả đáng khích lệ làm giảm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật vẫn phức tạp và tinh vi. Đề nghị Thanh tra chính phủ cho biết trách nhiệm trong công tác thanh tra lĩnh vực này và có giải pháp căn cơ nào để phát hiện, xử lý?

Trả lời đại biểu Bùi Mạnh Khoa, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết hàng năm đều phối hợp với bộ ngành, địa phương, Ngân hàng Nhà nước định hướng kế hoạch thanh tra, trong đó có thanh tra trọng tâm trọng điểm một số nội dung về lĩnh vực ngân hàng

Đối với ngân hàng thường tập trung vào lĩnh vực tiền tệ, cấp tín dụng, tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, trái phiếu, công tác xử lý nợ xấu, phòng chống rửa tiền,… Hàng năm Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo và hướng dẫn Thanh tra ngân hàng hướng dẫn thanh tra chuyên ngành đối với lĩnh vực thu chi, quản lý ngân sách, tài chính tiền tệ, nợ xấu ngân hàng,…

Trong những năm qua, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại như Vietcombank, Vietinbank, Agribank và hai ngân hàng chính sách xã hội.

Theo luật, Thanh tra Chính phủ chỉ thanh tra doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp mà nhà nước có cổ phần trên 50%. Còn lại doanh nghiệp nhà nước có cổ phần dưới 50% và doanh nghiệp tư nhân không thuộc đối tượng thanh tra của Thanh tra Chính phủ mà thuộc thanh tra chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước. Trừ trường hợp khi được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thì mới thanh tra. Những năm qua Thanh tra Chính phủ chỉ tiến hành một cuộc thanh tra với Ngân hàng Đại chúng.

Về kết quả thanh tra trong hoạt động ngân hàng, Thanh tra đã phát hiện, kiến nghị sửa đổi nhiều quy định sơ hở trong tín dụng dụng ngân hàng. Ngoài ra, phát hiện trong hoạt động của nhiều tổ chức tín dụng có nhiều sai sót, kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý.

Đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự đã chuyển cơ quan điều tra xử lý theo pháp luật. Điển hình cuộc thanh tra tại Ngân hàng nông nghiệp Agribank năm 2011 đã chuyển sang cơ quan điều tra 14 vụ việc có dấu hiệu hình sự. Sau đó cơ quan tố tụng đã điều tra và xét xử hàng chục cán bộ ngân hàng liên quan. Đây là vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.