CafeLand - Tuần qua, thị trường nhà đất ghi nhận một số thông tin nổi bật đáng chú ý sau: Phạt 1 tỷ đồng nếu chậm làm sổ đỏ; Bất động sản sẽ “phất” lên vì hạ tầng?; Nhà đất “nhảy dù” có được công nhận không?;...
Vài tháng trở lại đây, thị trường bất động sản Tp.HCM chứng kiến hàng loạt dự án quy mô lớn được triển khai.
Đầu tiên phải kể đến dự án khu căn hộ cao cấp kết hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn Masteri Thảo Điền do Công ty Thảo Điền Investment làm chủ đầu tư. Theo thông tin từ Công ty, dự án tiếp giáp mặt tiền xa Lộ Hà Nội và kết nối trực tiếp với ga An Phú (ga số 7) của tuyến tàu điện Metro đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên.
Gần đây nhất, thông tin về trung tâm hành chính Thủ Thiêm và xây dựng quảng trường và công viên bờ sông có diện tích lên đến 30ha tại khu đô thị Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.970 tỉ đồng đã khiến nhiều dự án khu vực quận 2 rục rịch chuyển động.
Đây là thông tin mới được Chính phủ công bố theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa ban hành.
Cụ thể, chủ đầu tư dự án nếu chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận nhà ở, đất ở cho khách hàng kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở thì sẽ xử phạt tương ứng với khung thời gian quy định.
Vấn đề sở hữu liên quan đất đai trong Bộ Luật dân sự sửa đổi được Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội và nhiều đại biểu quan tâm thảo luận hôm nay, trong đó có câu chuyện lấn chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến thời gian qua.
Đề cập vấn đề lấn chiếm đất đai ở ngay Thủ đô, Bí Thư Phạm Quang Nghị cho biết, có 3 vấn đề khá phức tạp nổi lên, đang chờ lời giải.
Trường hợp thứ nhất, nhà nhảy dù mặc nhiên được công nhận như nhà chính chủ. Đó là những nhà đất lấn chiếm đất công.
“Cho dù họ không có tranh chấp với ai, nhưng nhà đấy, đất đấy lại là từ việc chiếm của nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân. Nếu bây giờ cho tất cả những người nhảy dù được sổ đỏ như mặc nhiên cái quyền họ được hưởng, như đất thổ cư, đất ông bà để lại, thì tôi cho rằng là không hợp lý” - Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết.
Ngày 6/11, dư luận được “hâm nóng” bởi thông tin phát đi từ buổi làm việc giữa Hà Nội và Bộ Xây dựng, liên quan tới tháo gỡ khó khăn trong cải tạo, sửa chữa chung cư cũ trên địa bàn. Đáng chú ý nhất, Sở Xây dựng đề xuất Bộ Xây dựng bổ sung vào Luật Nhà ở sửa đổi việc cấp sổ đỏ thời gian theo tuổi thọ công trình.
Trước hết, đề xuất này chỉ “đánh” vào chung cư cũ (hình thành từ 1954 đến 1990) hay phủ tất cả các công trình được tạo lập thời gian gần đây (cụ thể từ năm 2000 đến nay). Giả thiết nội dung “sổ đỏ theo niên hạn công trình” được phổ cập cho mọi loại chung cư và chính thức luật hóa, việc ứng xử ra sao với chung cư cũ sẽ rất khó minh định.
Bởi lẽ sau 30 - 50 năm “oằn lưng” phục vụ dân sinh, chung cư cũ đa phần đã xuống cấp về chất lượng công trình. Vậy, với những căn đã có chứng nhận quyền sở hữu từ nhiều năm trước, phải chăng sẽ “hủy sổ cũ” và đo đạc, thẩm định an toàn rồi “cấp sổ mới” cho chung cư cũ?
Hoặc giả, về phần chung cư nguy hiểm bậc nhất (loại D), ban ngành hữu quan sẽ cưỡng chế di dời, cải tạo rồi sau đó thu hồi sổ cũ, cấp giấy chứng nhận mới cho dân theo cơ chế ra sao?!.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Bí thư thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) cho biết địa phương đang vận động Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại-Dịch vụ Vĩnh Phát (đóng tại phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An) - nằm trên đường tuyến Metro số 1 chạy qua - khẩn trương bàn giao mặt bằng để các đơn vị thi công khoan thăm dò địa chất tại vị trí của công ty.
Nếu 3 ngày tới, Công ty Vĩnh Phát chưa bàn giao mặt bằng, các đơn vị chức năng sẽ củng cố hồ sơ cưỡng chế theo luật định.
Việc chậm bàn giao mặt bằng sẽ gây thiệt hại về kinh tế, làm chậm tiến độ thi công dự án Metro buộc chủ đầu tư phải đền bù với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng mỗi ngày.
Ngoài khu du lịch Đại Nam, Công ty của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng “lò vôi”) hiện đang là chủ đầu tư nhiều khu công nghiệp quy mô lớn, trong đó có khu công nghiệp Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3. Theo thông tin truyền thông, khối tài sản khổng lồ của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Sau khi bán xí nghiệp lò vôi và chuyển qua làm sơn mài với chức giám đốc Công ty sơn mài Thanh Lễ (tỉnh Sông Bé), vốn là Xí nghiệp Quốc doanh sơn mài Thành Lễ, sau đổi tên thành Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ. Đại gia Dũng“lò vôi” bắt tay vào dự án và khởi điểm là khu công nghiệp Bình Đường tọa lạc tại phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Khu công nghiệp này có diện tích 16,5ha với tổng vốn đầu tư 16,56 tỷ đồng đã đi vào hoạt động từ năm 1994. Hiện nay diện tích đất đã cho thuê lại tại khu công nghiệp này là 13,71 ha; đạt tỷ lệ lấp kín: 97,38%.
Tiếp sau đó là Khu công nghiệp Sóng Thần 1 có diện tích 178,01ha, tổng vốn đầu tư 245,1 tỷ đồng, toạ lạc tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Cũng từ đây, Dũng “lò vôi” trở thành cái tên nổi bật trong giới đầu tư tại Bình Dương và các khu công nghiệp do ông làm chủ đều được nhà đầu tư đón nhận nhiệt liệt, đem về lợi nhuận khổng lồ đồng thời mở ra bộ mặt mới cho kinh tế Bình Dương thời kỳ mở cửa.
Thịnh Châu (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.