Theo số liệu của Cục hải quan 6 nước trong ASEAN, kim ngạch xuất khẩu thép bán thành phẩm trong khu vực tiếp tục tăng đáng kể, đạt 10 triệu tấn, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thép của ASEAN tiếp tục tăng vọt trong năm 2021 bất chấp dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng
Năm 2021, Việt Nam sản xuất được khoảng 23 triệu tấn thép thô, đứng vị trí số 1 khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm thép của Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn, tăng 16%. Xuất khẩu phôi thép đạt 1,8 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thép tấm tăng 8,7% lên 1,5 triệu tấn.
Indonesia là nước có sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm cao nhất trong khu vực. Theo đó, xuất khẩu thép bán thành phẩm của Indonesia tăng từ 1,6 triệu tấn năm 2020 lên 4 triệu tấn ở năm 2021. 40% lượng xuất khẩu là phôi thép, trong đó khối lượng tăng gấp 3 lần lên 1,7 triệu tấn. Xuất khẩu thép tấm tăng vọt từ 291.965 tấn năm 2020 lên 865.892 tấn trong cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu thép không gỉ bán thành phẩm tăng gần gấp đôi về lượng lên 1,5 triệu tấn.
Nước xuất khẩu thép đứng thứ ba trong khu vực là Malaysia. Cụ thể, sản lượng thép xuất khẩu trong năm 2021 vẫn đáng kể, nhưng khối lượng giảm 34,7% xuống 800.763 tấn.
Tương tự, xuất khẩu thép bán thành phẩm của Thái Lan thường ở mức thấp 100.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên, xuất khẩu đã tăng vọt từ 94.928 tấn ở năm 2020 lên 562.984 tấn trong năm 2021. Xuất khẩu phôi thép tăng lên 377.709 tấn và xuất khẩu thép tấm tăng 165.734 tấn.
Xuất khẩu thép bán thành phẩm của Singapore không đáng kể trong khi sản lượng xuất khẩu thép của Philippines bằng không.
Ở chiều hướng ngược lại, kim ngạch nhập khẩu thép bán thành phẩm trong ASEAN năm 2021 có sự phục hồi. Theo đó, sản lượng nhập khẩu thép bán thành phẩm trong khu vực tăng 5,3% so với cùng kỳ lên 7 triệu tấn. Nước nhập khẩu thép lớn nhất là Thái Lan, tiếp theo là Indonesia.
Trong năm 2021, nhập khẩu thép của Thái Lan đạt 2,83 triệu tấn. Sản lượng nhập khẩu phôi giảm 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhập khẩu thép tấm các bon tăng đáng kể, ở mức 70% từ 800.000 tấn lên 1,3 triệu tấn cùng kỳ.
Nhập khẩu thép bán thành phẩm của Indonesia đạt 2,77 triệu tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu phôi thép tăng 5,9% lên 361.000 tấn. Tổng lượng thép bán thành phẩm nhập khẩu của Philippines là 1,27 triệu tấn, tăng 29,6%. Nhập khẩu thép của Malaysia giảm 22,5% xuống còn 156.000 tấn trong năm 2021.
Trong khi đó, sản lượng nhập khẩu thép bán thành phẩm từ Việt Nam thấp với 17.000 tấn mặc dù con số này đã tăng lên đáng kể, từ 2.800 tấn của cùng kỳ năm 2020.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nếu top 5 thị trường xuất khẩu thép năm 2020 là ASEAN (42,6%), Trung Quốc (36,53%), EU (2,88%), Đài Loan (2,86%) và Mỹ (1,87%) thì năm 2021 đã có sự thay đổi: ASEAN vẫn là thị trường truyền thống (28,64%), Trung Quốc (21,32%), EU (12,56%), Mỹ (7,51%) và Đài Loan (5,05%).
-
Xuất khẩu thép xây dựng tháng 02/2022 giảm 33,5%
Do đặc thù tháng 02/2022 là tháng Tết Nguyên Đán, số ngày làm việc ít hơn nên sản lượng xuất khẩu thép các loại của Việt Nam giảm đáng kể so với tháng trước.








-
Vụ sập tòa nhà 30 tầng ở Thái Lan: Phát hiện thép xây dựng không đạt chuẩn, sản xuất tại 1 nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa
Thái Lan cho biết một số mẫu thép trong tòa nhà bị sập ở Bangkok là loại không đạt tiêu chuẩn, được sản xuất từ một nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa từ tháng 12/2024.
-
Chuyện Gì Đang Xảy Ra? Các nhà máy thép Trung Quốc đột ngột cắt giảm sản lượng
Một số nhà máy thép lớn tại Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, đánh dấu bước đi đầu tiên trong nỗ lực giảm dư cung trên thị trường.
-
Các loại thép cần thiết khi xây nhà, cách tính thép xây nhà đúng chuẩn, tiết kiệm
Thép xây dựng là vật liệu quan trọng, quyết định độ bền và an toàn cho công trình. Việc chọn đúng loại thép và tính toán chính xác giúp tối ưu chi phí và chất lượng thi công. Cùng tìm hiểu các loại thép cần thiết và cách tính toán thép xây nhà hiệu q...