23/08/2018 8:39 AM
CafeLand - 60 tỉ USD đang nằm đâu đó trong dân là vấn đề được bàn tới một cách sôi nổi tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (ViEF) 2018 với chuyên đề thị trường vốn tài chính diễn ra mới đây.

Vốn vẫn luôn là câu chuyện lớn với nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một nền kinh tế sẽ không thể tăng trưởng nếu không có sự lưu thông và tăng trưởng của dòng vốn. Đặc biệt với những thị trường nhỏ như Việt Nam, việc quá lệ thuộc vào dòng vốn tín dụng sẽ gây ra những rủi ro lớn cho nền kinh tế.

ông Alwaleed Fareed Alatabani, chuyên gia trưởng thị trường Tài chính Việt Nam của World Bank (WB)  (giữa)

Để bàn giải pháp tháo gỡ vấn đề trên, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đã bàn tới giải pháp làm sao để thị trường vốn và tài chính Việt Nam phát triển tốt hơn. Trong phiên thảo luận “Giải pháp cho thị trường vốn, tài chính” TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đặt vấn đề: Việt Nam cần làm gì để có thể vào danh sách của thị trường mới nổi?

Trả lời câu hỏi trên, ông Alwaleed Fareed Alatabani, chuyên gia trưởng thị trường Tài chính Việt Nam của World Bank (WB), cho biết Việt Nam là một nền kinh tế có tiềm năng, với tỷ lệ tích luỹ trong người dân rất cao, lên tới 60 tỉ USD chưa được huy động.

Vì thế, Việt Nam muốn vào danh sách thị trường mới nổi để thu hút đầu tư quốc tế cần giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất cần trở thành điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư thế giới bằng các giải pháp nổi trội. Ví dụ như quỹ cho những người về hưu, các nhà đầu tư thấy tâm đắc sẽ tự đầu tư vào Việt Nam.

Thứ 2, không quên tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam với khoảng 60 tỉ USD tích trữ trong dân chưa được huy động. Muốn đầu tư dài hạn cần huy động được nguồn tiền nhàn dỗi trong dân. Muốn làm được như vậy cần phát triển được thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán.

Đó là 2 việc Việt Nam có thể làm để biến Việt Nam thành thị trường mới nổi, thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, ông Alwaleed Fareed Alatabani chia sẻ.

Đánh thức thị trường cổ phiếu

Bàn về vấn đề huy động vốn trong nước và quốc tế, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, cho rằng trong thời gian dài, Việt Nam đã lệ thuộc rất lớn vào nguồn vốn từ nước ngoài như vốn ODA. Tuy nhiên, trong thời gian tới nguồn vốn này sẽ giảm dần và “nội lực” cần được phát huy.

Một trong những tín hiệu đáng mừng là thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đã có những chuyển động tích cực. Hiện nay, phát hành TPCP không chỉ ở thời hạn 5-10 năm mà còn lên tới 20-30 năm. “Điều này là trợ lực rất lớn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển thời gian tới”, ông Dũng nói.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng nhấn mạnh, hiện vốn ở khu vực tư nhân có sự tham gia của vốn ngoại còn thấp và cần được tăng cường trong thời gian tới. “Chúng ta cần đạt tới sự cân bằng trong thị trường vốn với 3 cấu phần thị trường tín dụng, cổ phiếu và trái phiếu”.

Vậy để cân bằng được thì cần làm gì? Theo thống kê, hiện nay người gửi tiền tín dụng ở Việt Nam rất lớn, nhưng thị trường cổ phiếu mới có sự tham gia của 2 triệu người/90 triệu dân – con số quá khiêm tốn so với các nước trên khu vực.

Vì thế, theo ông Dũng, chúng ta cần phát triển cơ sở từ nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước. Cụ thể, cần có các sản phẩm, đặc biệt sản phẩm về quỹ, từ các quỹ bình thường tới quỹ hưu trí. Hơn thế nữa cần tăng quy mô và chất lượng của các cổ phiếu tham gia thị trường, cùng với đó cần đẩy mạnh cổ phần hoá.

Để phát triển thị trường vốn, ông Dũng cho rằng chúng ta phải cung cấp các sản phẩm trái phiếu chính phủ mới. Ví như hiện chúng ta mới có trái phiếu chính phủ lãi suất cố định, mà chưa có lãi suất thả nổi.

Cùng với đó là phát huy vai trò của các định chế phi ngân hàng, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. “Hơn ai hết, Chính phủ và tư nhân cần tham gia vào công tác tuyên truyền để tất cả người dân có thể tiếp cận với thị trường vốn”, ông Dũng nhấn mạnh.

  • Phân cấp, giao quyền để giải ngân vốn đầu tư công

    Phân cấp, giao quyền để giải ngân vốn đầu tư công

    CafeLand - Việc giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm 2018 quá chậm so với kế hoạch đề ra tiếp tục là vấn đề gây nhức đầu với Chính phủ và các bộ ngành. Trong phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật mới đây, Thủ tưởng yêu cầu phải chỉ ra đơn vị chịu trách nhiệm.

San San
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.