Nhà đầu tư
thường có tâm lý mua vào vàng trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị vì kim
loại quý này vốn được xem là "nơi trú ẩn an toàn."
Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, vàng đang tiến gần tới liên kết của các tài sản rủi ro
và bị bán ra để bù đắp những thua lỗ khác.
Ngày 16/11
tại Singapore, giá vàng giao ngay có lúc đã giảm 1,1% xuống 1.761,74 USD/ounce,
trước khi hồi phục lên mức 1.768,10 USD/ounce vào lúc 7 giờ 6 phút GMT (14 giờ
7 phút giờ Việt Nam) cùng ngày.
Giá vàng Mỹ
kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây cũng diễn biến tương tự, giảm 1,1% trước khi
nhích lên 1.769,80 USD/ounce. Theo chuyên gia thị trường của hãng tin Reuters,
ông Wang Tao, các phân tích kỹ thuật cho thấy vàng có thể tăng lên 1.829
USD/ounce trong phiên này.
Việc lãi
suất trái phiếu của Pháp bất ngờ tăng mạnh, lên 3,683%, cao gấp đôi mức tương
ứng của Đức, đang khiến thị trường thế giới chấn động. Trong khi đó, lãi suất
trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy cũng vượt ngưỡng 7% và lãi suất trái phiếu
Tây Ban Nha chạm mức cao nhất trong 14 năm qua.
Người đứng
đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của UBS Wealth Management có trụ sở tại
Singapore, Dominic Schnider, cũng cho rằng việc lãi suất trái phiếu của nhiều
quốc gia châu Âu tăng mạnh cho thấy mọi chuyện không hề ổn thỏa và giá vàng sẽ
tăng, cho dù đồng USD mạnh hơn phần nào ngăn cản hoạt động mua vào.
Trong mấy
ngày gần đây, thị trường vàng châu Á giao dịch khá trầm lắng do giá vàng ở mức
cao và đồng USD mạnh khiến giới đầu tư và các hãng kim hoàn trong khu vực không
thiết tha với hoạt động mua vào.
Tại Ấn Độ,
giá vàng tính theo đồng nội tệ nước này đã tăng lên mức kỷ lục 90.537,13
rupi/ounce trong tuần này, cho dù vàng được định giá bằng đồng USD đã giảm
khoảng 8% so với mức cao kỷ lục 1.920,30 USD/ounce ghi hồi đầu tháng 9/2011.
Đêm trước
tại sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa
Chốt phiên
này tại COMEX, giá vàng giao tháng 12/2011 tăng 3,8 USD lên 1.782,2 USD/ounce
và giá bạc giao tháng 12/2011 cũng tăng 43,2 xu lên 34,456 USD/ounce.
Cơ quan
thống kê của Liên minh châu Âu vừa công bố số liệu cho thấy trong quý 3/2011,
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 17 nước thành viên Eurozone đã tăng 0,2% so
với quý trước đó và tăng 1,4% so với cách đây một năm, trùng khớp với dự đoán
của giới phân tích. Tuy nhiên, một báo cáo khác lại cho thấy lòng tin của nhà
đầu tư Đức đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm qua trong tháng 11/2011 và
điều này khiến giới đầu tư lo ngại./.