Theo đó, nhiệm vụ chính là mua bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng, khách hàng của tổ chức tín dụng; Cơ cấu lại nợ tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
Sau khi được thành lập, công ty này sẽ trở thành công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nợ xấu, trong đó có việc xử lý các tài sản đảm bảo bằng bất động sản.
Ngoài ra, theo đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đã được phê duyệt, đối với một số khoản vay thế chấp bằng bất động sản, công trình sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nội dung trên là một phần trong văn bản bản trả lời chất vấn của đại biểu Dương Quang Sơn - đoàn Bắc Kạn về việc liệu có tình trạng một số ngân hàng thương mại nhà nước đang nắm một lớn bất động sản rất lớn, mà chủ yếu là do thu nợ của các chủ đầu tư dự án và một phần do chính sách tiền tệ gây ra hay không, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định "Thông tin về việc các ngân hàng thương mại đang nắm giữ một khối lượng bất động sản lớn là chưa chính xác"
Thống đốc dẫn số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nước cho hay, đến 31/3/2012, tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý trên bảng cân đối tài khoản kế toán của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam là 1.787,9 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong điều kiện các doanh nghiệp đang gặp khó khăn như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, đánh giá lại hoạt động của các doanh nghiệp để có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, không đặt nặng vấn đề xử lý tài sản bản đảm để thu hồi nợ bằng bất cứ giá nào.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước hiện không hạn chế tín dụng đối với một số khoản cho vay bất động sản như xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở; xây dựng, sửa chữa và mua nhà để bán, cho thuê; xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị....