Sáng 4/1, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết 259 của Chính phủ ngày 31/12/2024 ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại TP.HCM.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết những năm tới, Việt Nam tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thực hiện tốt hơn công tác an sinh xã hội, cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no hơn.
Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực), cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác các không gian phát triển mới như không gian vũ trụ, không gian ngầm, không gian biển.
Cùng với đó, làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…, đặc biệt là nghiên cứu, phát triển chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, internet vạn vật là những lĩnh vực mà Việt Nam cần đi tắt đón đầu, đuổi kịp, tiến cùng và vượt lên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP
Về hạ tầng chiến lược, Thủ tướng chỉ ra một số các mục tiêu cụ thể trong năm 2025, bao gồm hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau; khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; chuẩn bị tốt dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; triển khai các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM, các dự án sân bay, cảng biển lớn…
Thủ tướng nêu rõ, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nói trên đều cần nguồn vốn lớn cho phát triển, phải huy động mạnh mẽ cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Hiện tổng đầu tư toàn xã hội chiếm tỷ trọng từ 33-35% GDP, những năm tới, muốn đạt tăng trưởng 2 con số thì tỷ trọng này phải tăng lên 40-45% GDP; với nguồn vốn đầu tư khoảng 4-5 triệu tỷ đồng/năm, đặc biệt là đầu tư cho hạ tầng chiến lược.
Do đó, việc xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng.
Trả lời câu hỏi “Việt Nam đủ điều kiện để thành lập trung tâm tài chính quốc tế chưa”, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đang có đủ 5 yếu tố, điều kiện cần thiết để phát triển thị trường tài chính hiện đại, hướng đến hình thành trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
Thứ nhất là quy mô kinh tế của Việt Nam đang xếp hạng thứ 33-34 trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người trên 4.600 USD. Kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, mục tiêu năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GRDP ít nhất 8% và những năm sau tăng trưởng lên hai con số.
Thứ hai là Việt Nam đang đột phá chiến lược và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hướng tới thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh.
Thứ ba là tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoáng đạt hai con số, cao nhất trong khu vực. Vốn hóa thị trường cổ phiếu khoảng 7,2 triệu tỉ đồng, chiếm hơn 70% tổng GDP năm 2023.
Thứ tư là Việt Nam có nền kinh tế hội nhập, có độ mở sâu rộng.
Thứ năm là chính trị đất nước ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, môi trường hòa bình hợp tác và phát triển trên khu vực và thế giới, cuộc sống được thanh bình, an ninh, an toàn và an dân.
Ngoài ra, Việt Nam có vị trí chiến lược, vị trí địa chính trị quan trọng, nằm ở khu vực phát triển năng động, sáng tạo hàng đầu thế giới, có múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu.
Thủ tướng đánh giá, việc sớm phát triển trung tâm tài chính và khu vực và quốc tế có 5 ý nghĩa, tác động tích cực: Giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu; thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài, tạo thêm nguồn lực mới, thúc đẩy nguồn lực hiện hữu; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế để phát triển kinh tế-xã hội; thúc đẩy phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiệu quả, theo chuẩn mực quốc tế; tạo ra động lực mới, tạo sự đột phá về phát triển.
Thủ tướng đề nghị tất cả các chủ thể liên quan tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao hơn, nỗ lực phải lớn hơn, hành động phải quyết liệt hơn. Thủ tướng nhấn mạnh, đây không phải việc riêng của 2 thành phố, mà là công việc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người trên cương vị của mình với tinh thần cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và cùng phát triển.
-
Thủ tướng dự công bố Nghị quyết của Chính phủ về trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM, Đà Nẵng
Sáng 4/1, tại TP.HCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp UBND TPHCM, UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
-
Lập và vận hành Trung tâm Tài chính TP.HCM, Đà Nẵng trong 2025
Chính phủ nêu mục tiêu thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng trong năm 2025.
-
Thủ tướng đề nghị tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm một siêu dự án giao thông ở trung tâm TP.HCM
Thủ tướng cho biết đã đề nghị tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm từ trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ, theo Tuổi trẻ.
-
Sau khi một công ty bị phạt vì bố làm Chủ tịch, con làm Tổng giám đốc, một công ty khác liền thay CEO
Công ty cổ phần City Auto (mã chứng khoán CTF), đơn vị phân phối xe Ford và Hyundai tại Việt Nam, vừa chấp thuận đơn từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Trần Lâm.