Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị QIA xem xét đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam - Ảnh Báo Chính phủ.
QIA là quỹ đầu tư quốc gia của Qatar. Hết năm 2023, QIA có vốn tài sản ước tính khoảng 475 tỷ USD. QIA quản lý thặng dư dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Chính phủ Qatar.
Tại Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và QIA đã 2 lần ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) nhằm tăng cường trao đổi thông tin, tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy cơ hội hợp tác, đầu tư đặc biệt là việc đầu tư vào Việt Nam.
Trên cơ sở các MOU, SCIC và QIA đã thành lập Ủy ban chung giữa hai cơ quan. Hiện tại SCIC và QIA đã trao đổi và thống nhất việc ý kết MOU thành lập quỹ đầu tư chung với QIA.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hiệu quả các hoạt động của QIA, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đầu tư của Qatar và khu vực Trung Đông, cũng như hợp tác giữa QIA và SCIC.
Thủ tướng đề nghị QIA xem xét đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, tập trung cho các dự án hạ tầng chiến lược (gồm cả hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, như hạ tầng giao thông gồm đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, cảng biển, sân bay trung chuyển, hạ tầng viễn thông, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục); các dự án điện gió, điện mặt trời, hệ thống tích điện, tải điện…
Thủ tướng hoan nghênh QIA cử đoàn công tác tới Việt Nam, trực tiếp trao đổi với các cơ quan phía Việt Nam hoặc trao đổi qua các hình thức linh hoạt như trực tuyến, tìm hiểu cụ thể về danh mục quốc gia các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư của Việt Nam, lựa chọn các dự án phù hợp để tham gia đầu tư; đẩy mạnh hợp tác với SCIC; tăng cường tham vấn, góp ý chính sách.
Được biết, quan hệ ngoại giao giữa Nhà nước Qatar và Việt Nam được thiết lập vào ngày 8/2/1993. Hai nước mong muốn phát triển quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực bao gồm chính trị, kinh tế, đầu tư, lao động, văn hóa, du lịch và giáo dục, cũng như trong các lĩnh vực năng lượng xanh, chuyển đổi số và ngành công nghiệp Halal.
Trong những năm qua, hai bên đã ký nhiều hiệp định hợp tác và biên bản ghi nhớ. Hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Theo Hội đồng Kế hoạch Quốc gia Qatar, thương mại song phương giữa hai nước đạt 2,748 tỷ riyal Qatar (754 triệu USD) vào năm 2023, với tổng kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam ước tính là 808 triệu riyal (222 triệu USD) và tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính là 1,94 tỷ riyal Qatar (532 triệu USD). Thương mại song phương từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay đạt 2,15 tỷ riyal (590 triệu USD), trong đó xuất khẩu sang Việt Nam ước đạt 1,08 tỷ riyal (296 triệu USD) và nhập khẩu khoảng 1,07 tỷ riyal (294 triệu USD).
Các mặt hàng xuất khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt, sắt, hợp kim thép, nhựa PE, hợp kim nhôm chưa gia công. Các mặt hàng nhập khẩu chính là điện thoại thông minh, máy móc, thiết bị và giày thể thao.
-
Việt Nam - Saudi Arabia đặt mục tiêu kim ngạch song phương đạt 10 tỷ USD
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai lần thứ 8 (FII8) tại Saudi Arabia, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud vào chiều ngày 29/10/2024.
-
Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới “ngỏ ý” đầu tư lọc hóa dầu và phân phối xăng ở Việt Nam
Saudi Aramco, tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới mong muốn đầu tư vào lọc hóa dầu và phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Năm 2023, tập đoàn dầu khí này ghi nhận doanh thu gần 500 tỷ USD và tổng tài sản đạt trên 660 tỷ USD.
-
Mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tập trung hoàn thiện hạ tầng trọng điểm, kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển. Mục tiêu hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành và ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025....
-
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã đạt gần 109 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng qua Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với trị giá 108,9 tỷ USD tăng 24% so với cùng kỳ và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD....
-
Dự kiến lập Trung tâm Tài chính quốc tế ở TP.HCM, Trung tâm Tài chính khu vực ở Đà Nẵng
Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc....