Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet và lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF).
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long khẳng định, Việt Nam và Pháp có mối quan hệ gắn bó truyền thống lâu đời, hai Bên có cùng mong muốn củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp, không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện, trong đó có lĩnh vực năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tiếp ông Olivier Brochet, Đại sứ Pháp và lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF)
Tại đây, Đại sứ và lãnh đạo Tập đoàn EDF giới thiệu với Bộ Công Thương về dự án nhà máy thủy điện tích năng MOFAI Nam Theun tại Lào và đề xuất cơ hội hợp tác xuất khẩu điện từ nhà máy MOFAI sang Việt Nam.
Bộ Công Thương đánh giá cao những dự án của Tập đoàn EDF, không chỉ tại Việt Nam mà cả các nước trong khu vực trong lĩnh vực năng lượng xanh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Tập đoàn EDF tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để nghiên cứu và đánh giá cụ thể về sự cần thiết sử dụng điện từ nhà máy MOFAI tại Việt Nam.
Cho biết trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh triển khai quy hoạch và phát triển các dự án thủy điện tích năng tại Việt Nam, đồng thời Thứ trưởng đề nghị EDF phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng đầu tư vào các dự án này.
Cũng trong khuôn khổ buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cũng đã trao đổi những phương hướng để đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân dụng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các tập đoàn năng lượng của Pháp như EDF tăng cường trao đổi với EVN trong việc nghiên cứu hợp tác về công nghệ, an ninh an toàn hạt nhân và đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án điện hạt nhân tại Việt Nam trong tương lai.
Theo tìm hiểu, Tập đoàn EDF được thành lập vào năm 1946, hoạt động trong các công nghệ sản xuất điện như điện hạt nhân, thủy điện, năng lượng biển, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sinh khối, năng lượng địa nhiệt và năng lượng đốt hóa thạch.
Tập đoàn EDF hiện có 56 lò phản ứng hạt nhân được phân bổ trên 18 địa điểm. Trong năm 2023, EDF có doanh thu 139 tỷ euro (tương đương với hơn 151 tỷ USD). EDF đang vận hành danh mục đầu tư đa dạng, với ít nhất 120 gigawatt công suất phát điện tại châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Á, Trung Đông và châu Phi.
-
Việt Nam làm dự án điện hạt nhân, Pháp ngỏ ý muốn tham gia
Việt Nam khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với hai nhà máy số 1 và 2 đặt tại xã Phước Hải và Vĩnh Hải. Dự kiến nhà máy đầu tiên vận hành (phát điện) năm 2030, chậm nhất cuối 2031 để đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội.
-
Cuối năm 2025, sẽ hoàn tất giải phóng mặt bằng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu tỉnh Ninh Thuận tập trung phát triển cho các dự án hạ tầng kết nối, nhất là hạ tầng về giao thông vận tải; thực hiện tốt chủ trương về phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Việt Nam làm điều chưa từng có tiền lệ với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt như triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã ký kết điều ước quốc tế hoặc với các đối tác khác để ký kết điều ước quốc tế về hợp tác xây dựng, cấp tín dụng cho thực hiện song song với quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.
-
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chính thức được áp dụng chính sách đặc thù
Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vừa được Quốc hội thông qua sáng 19/2.







-
5 dự án điện gió vừa được tỉnh Trà Vinh chấp thuận chủ trương đầu tư nằm ở đâu, quy mô ra sao?
UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án nhà máy điện gió đặt tại thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải, với tổng mức đầu tư hơn 13.800 tỷ đồng.
-
Gần 15 tỷ USD đầu tư vào lưới điện: Cơ hội lớn cho ai?
Việc triển khai Quy hoạch điện VIII đang mở ra một giai đoạn đầu tư lớn cho hệ thống truyền tải điện tại Việt Nam, với tổng vốn lên tới 14,9 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030. Theo đó, nhiều doanh nghiệp thiết bị điện được cho sẽ hưởng lợi trong bối c...
-
Nhiệt điện, xi măng, thép lọt “tầm ngắm”: 150 nhà máy lớn chuẩn bị nhận hạn ngạch khí thải!
Trong giai đoạn 2025-2026, dự kiến 150 nhà máy phát thải lớn trong lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép, xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch khí thải, chiếm khoảng 40% tổng khí thải cả nước.