04/11/2020 10:25 AM
Mục đích các nhà đầu tư BOT yêu cầu được ký phụ lục hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT, sau đó mới bàn giao trạm thu phí, nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ là để minh bạch…

Đó là những nội dung liên quan tới việc các nhà đầu tư BOT đã đồng loạt đưa ra đề nghị được ký trực tiếp phụ lục hợp đồng dịch vụ thu phí tự động không dừng với Bộ GTVT. Và sau những kiến nghị của các nhà đầu tư BOT, Bộ GTVT đã tổng hợp những vướng mắc chủ yếu trong đàm phán hợp đồng dịch vụ thu phí tự động không dừng giai đoạn 2.

Các doanh nghiệp BOT cho rằng: Việc ký phụ lục hợp đồng phải được tiến hành trực tiếp với Bộ GTVT, chứ không phải các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu phí không dừng do Bộ GTVT chỉ định.

Đề nghị ký trực tiếp...

Đáng chú ý, với các lý do mà các nhà đầu tư đưa ra chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Việc ký phụ lục hợp đồng phải được tiến hành, trực tiếp với Bộ GTVT, chứ không phải các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu phí không dừng do Bộ GTVT chỉ định. Nguyên nhân dẫn đến phản ứng trên là “thời gian qua vẫn còn một số nhà đầu tư BOT vẫn chưa ký hợp đồng dịch vụ thu phí tự động không dừng với nhà cung cấp dịch vụ vì cho rằng có yếu tốquan hệ hợp đồng mang tính áp đặt”.

Ghi nhận và tìm hiểu trực tiếp của PV Diễn đàn doanh nghiệp với các nhà đầu tư BOT, cho thấy, hầu hết tất cả các nhà đầu tư hạ tầng giao thông đều thống nhất cao trong việc ký phụ lục hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT để triển khai thực hiện thu phí không dừng ETC tại các trạm thu phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về chủ trương tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng.

Tuy nhiên, ở giai đoạn 2, Bộ GTVT chỉ định doanh nghiệp BOT phải ký hơp đồng trực tiếp với đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng, đã khiến nhiều nhà đầu tư BOT tỏ ra bất bình vì cho rằng việc ký hợp đồng này sẽ nảy sinh nhiều bất cập và có phần thiếu minh bạch.

… để cùng có trách nhiệm

Liên quan đến việc vì sao các nhà đầu tư BOT yêu cầu được ký phụ lục hợp đồng với Bộ GTVT, thay vì đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, đại diện ông ty Cổ phần Đầu tư xây dựng 194, chia sẻ: Việc nhà đầu tư BOT yêu cầu ký phụ hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT là để Bộ GTVT cùng có trách nhiệm làm việc với các tổ chức tín dụng tài trợ vốn để có thống nhất. Và trên cơ sở đó, nhà đầu tư BOT sẽ bàn giao trạm thu phí và nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động ko dừng. Trong đó, tỷ lệ trích phí dịch vụ thu phí và tổng các chi phí vận hành trạm không được vượt mức chi phí phê duyệt trong phương án tài chính dự án BOT.

Đồng thời, Bộ GTVT cần xây dựng định mức phân bổ chi phí cũng như phương thức quản lý và vận hành trạm thu phí khi có cả 2 bên tham gia tại trạm (một bên chỉ đơn thuần cung cấp giải pháp công nghệ thu phí tự động, và một bên là chủ sở hữu dự án quản lý nguồn thu và duy trì vận hành trạm).

Việc nhà đầu tư BOT yêu cầu ký phụ hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT là để Bộ GTVT cùng có trách nhiệm làm việc với các tổ chức tín dụng tài trợ vốn để có thống nhất.

Đồng quan điểm, đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cũng cho rằng: Những đề xuất của nhà đầu tư BOT hoàn toàn có cơ sở. Bởi, trên thực tế, phần lớn các trạm thu phí hiện nay là sở hữu của nhà nước khoảng trên 20% và gần 80% số lượng các trạm còn lại của các nhà đầu tư BOT. Sở dĩ các trạm này được nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thế chấp tài sản và nguồn thu để vay vốn ngân hàng thực hiện dự án. Do đó, bất cứ một thương thảo nào liên quan đến doanh thu, ảnh hưởng đến lộ trình thu hồi vốn cũng cần phải thương thảo với ngân hàng và mức phí bổ sung theo phụ lục hợp đồng cũng phải được ngân hàng thống nhất.

Cũng theo đại diện Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, việc thực hiện nhiệm vụ này là thể hiện tính minh bạch và tránh phá vỡ cam kết theo hợp đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính pháp lý cũng như quan hệ tín dụng của nhà đầu tư với ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh phương án tài chính bị phá vỡ. Tiếp theo đó là để đảm bảo doanh thu do các nguyên nhân khách quan như: “Không được tăng phí trong bối cảnh sụt giảm doanh thu bởi kinh tế suy giảm, phân lưu lượng, áp dụng chính sách miễn giảm, các cam kết về vốn và vướng mắc tại các trạm…của một số dự án chưa được các bên có thẩm quyền quan tâm tháo gỡ giải quyết.

Chưa kể, vấn đề này còn dẫn đến thực trạng nguồn thu hàng ngày của một sô trạm không đủ chi phí vận hành, duy trì bộ máy chưa nói đến việc bảo trì, trùng tu hay trả nợ ngân hàng. Do vậy, trước các khó khăn hiện nay cùng cách thức triển khai “áp đặt” thì không ít nhà đầu tư mong muốn sớm được bàn giao luôn trạm cho Bộ GTVT để tổ chức quản lý minh bạch và đồng hành trách nhiệm trong việc tháo gỡ các tồn tại vướng mắc hiện nay.

Như vậy, việc các nhà đầu tư BOT yêu cầu ký phụ lục hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT, sau đó mới bàn giao trạm thu phí, nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ để thể hiện tính minh bạch. Và liệu đề xuất này có được các cơ quan chức năng thống nhất cao hay không vẫn là bài toán đang đi tìm lời giải.

  • Dự án thu phí không dừng: Khó hoàn thành đúng tiến độ

    Dự án thu phí không dừng: Khó hoàn thành đúng tiến độ

    Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, năm 2020 sẽ kết thúc đồng nghĩa với việc dự án thu phí không dừng phải cán đích theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, thời gian càng về cuối, những điểm tắc nghẽn của dự án càng bộc lộ và chưa biết bao giờ mới tìm thấy... lối ra.

Ngân Giang (Diễn đàn doanh nghiệp)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.